Những chế độ chính sách có hiệu lực năm 2023 mà người lao động cần quan tâm

Nội dung bài viết

Chế độ chính sách đối với người lao động là một nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động. Nội dung này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Năm 2023, nhiều chế độ, chính sách mới có hiệu lực ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cả nước. Liên quan đến vấn đề này Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật SBLaw đã có những chia sẻ trong Chuyên mục Bạn và Pháp luật của Đài Tiếng Nói Việt Nam với chủ đề “Những chế độ chính sách có hiệu lực năm 2023 mà người lao động cần quan tâm.” Dưới đây là nội dung chi tiết.

Câu hỏi 1: Thưa Luật sư Nguyễn Thành Hà, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc đổi mới , sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về lao động? 

Trả lời:

Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Đồng thời, Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Hệ thống chính sách, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả để phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tận dụng tốt hơn cơ hội của thời kỳ dân số vàng cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động cũng được đổi mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, bên cạnh chính sách kinh tế làm đòn bẩy cần phải có một hệ thống chính sách xã hội phù hợp, trong đó vấn đề việc làm, thu nhập là yếu tố quyết định. Do đó, để có thể đáp ứng được những thay đổi của thị trường và những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước thì việc đổi mới, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về lao động là hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ người lao động khắc phục những khó khăn ổn định cuộc sống và nhà nước tiến tới hoàn thiện những chính sách an sinh xã hội.

Câu hỏi 2: Năm 2023, nhiều chế độ, chính sách mới có hiệu lực ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cả nước, những chế độ, chính sách mới này sẽ có tác động tích cực như thế nào đến đời sống của người lao động, thưa ông? 

Trả lời:

Các chế độ, chính sách mới sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cả nước vào năm 2023 như:

Điều chỉnh hệ số lương cho công chức ngân hàng theo Thông tư 14/2022/TT-NHNNcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể: Nếu như trước đó, ngạch thủ kho, thủ quỹ ngân hàng được áp dụng bảng lương công chức loại A0, hệ số lương từ 1,86 đến 3,66 thì từ ngày 01/01/2023, các đối tượng này được chuyển sang áp dụng bảng lương công chức loại B, hệ số lương từ 2,1 đến 4,89.

Tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở. Cụ thể, ngày 11/11/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 69/2022/QH15 thống nhất về việc tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở ngay từ 01/01/2023.

Điều 5 Quyết định 19/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về các vấn đề sau:

(1) Tăng tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lên 0,8 lần.

- Mức chi tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với các đối tượng sau đây trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;

+ Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội.

(2) Số tiền lương được tăng sẽ không được dùng để đóng bảo hiểm xã hội

- Tiền lương tăng thêm 0,8 lần quy định tại khoản 1 Điều này (không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp ưu đãi giáo dục, phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, theo quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ thì trong thời gian sắp tới, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người làm việc theo hợp đồng lao động trong Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Công an; người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội sẽ được tăng tiền lương hơn 0.8 lần tiền lương so với cán bộ, công chức, viên chức thông thường.

Sau 4 năm, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ chính thức được điều chỉnh từ ngày 01/7/2023. Hiện nay, mức lương và một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số, nên khi mức lương cơ sở tăng thì mức lương thực tế và các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở cũng tăng lên. Đây là chính sách lớn nhất, có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2023.

Câu hỏi 3: Vâng, từ 01/07/2023, sẽ có 09 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở, cụ thể là những đối tượng nào, thưa luật sư?

Trả lời: 

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:

Thứ nhất, cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ hai, cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ ba, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ tư, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đang được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thứ năm, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thứ sáu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thứ bảy, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an thuộc Công an nhân dân.

Thứ tám, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Thứ chín, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Theo Điều 3 Dự thảo Nghị định, Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Câu hỏi 4: Theo mức lương cơ sở mới thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 01/07/2023 như thế nào, thưa luật sư?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Theo như quy định trên thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ nhận được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 05 lần mức lương cơ sở.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, cứ từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng.

Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:

Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Vào ngày 11/11/2022 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.

Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước sẽ tăng từ 7.450.000 đồng/tháng lên thành 9.000.000 đồng tháng/tháng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa nhận được sẽ là 108.000.000 đồng

Câu hỏi 5: Liên quan đến nội dung này, chúng tôi nhận được câu hỏi của thính giả Trần Văn Long với nội dung như sau: Người bị tai nạn lao động hiện nay được hưởng những chế độ gì? Nếu tính theo mức lương cơ sở sắp được áp dụng làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động có thay đổi như thế nào với mức trợ cấp cũ? Vâng, xin lời luật sư giải đáp thắc mắc của anh Long.

Trả lời:

Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các quyền lợi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể các quyền lợi gồm:

Trợ cấp một lần:

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% thì được hưởng trợ cấp một lần (Theo quy định tại Điều 46).  Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

  • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
  • Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trợ cấp hằng tháng:

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng (Theo quy định tại Điều 47). Mức trợ cấp hằng tháng như sau:

  • Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
  • Hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

NLĐ bị tai nạn lao động mà tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật (theo quy định tại Điều 49).

Trợ cấp phục vụ:

Theo quy định tại Điều 50 luật Bảo hiểm xã hội NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (Theo quy định tại Điều 51).

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05-10 ngày (Theo quy định tại Điều 52). Mức hưởng một ngày bằng 25% hoặc 40% mức lương cơ sở trong trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình hoặc nghỉ tại cơ sở tập trung.

Do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở nên từ ngày 01/7/2023, quyền lợi của những người lao động lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng tăng lên đáng kể.

1. Tăng mức hưởng trợ cấp 1 lần

Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán trợ cấp 1 lần.

Trợ cấp này được tính như sau:

Trợ cấp 1 lần=Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+Trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó, phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động hiện được tính dựa trên lương cơ sở. Do đó, tới ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng thì mức hưởng trợ cấp 1 lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động của người lao động cũng tăng theo.

Trường hợpTrợ cấp 1 lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động
Cách tínhHiện nayTừ 01/7/2023
Suy giảm 5% khả năng lao độngTrợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở7,45 triệu đồng09 triệu đồng
Suy giảm từ 6% - 30% khả năng lao động trở lênTrợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở7,45 triệu đồng + 745.000 đồng x % suy giảm vượt quá 5%09 triệu đồng + 900.000 đồng x % suy giảm vượt quá 5%

2. Tăng mức hưởng trợ cấp hằng tháng

Căn cứ Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị TNLĐ, BNN dẫn tới bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Trợ cấp này được tính như sau:

Trợ cấp hằng tháng=Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+Trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó, phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính theo lương cơ sở với công thức sau:

Trợ cấp hằng tháng = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở

Từ 01/7/2023, phần trợ cấp hằng tháng lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng do lương cơ sở tăng. Mức tăng cụ thể như sau:

 

Trường hợpTrợ cấp hằng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động
Cách tínhHiện nayTừ 01/7/2023
Suy giảm 31% khả năng lao độngTrợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở447.000 đồng/tháng540.000 đồng/tháng
Suy giảm từ 32% khả năng lao động trở lênTrợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở447.000 đồng + 29.800 đồng x % suy giảm vượt quá 31%540.000 đồng + 36.000 đồng x % suy giảm vượt quá 31%

3. Tăng trợ cấp phục vụ

Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động bị TNLĐ, BNN dẫn đến bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần sẽ được nhận thêm trợ cấp phục vụ hằng tháng với mức hưởng như sau:

Trợ cấp phục vụ = Mức lương cơ sở

Từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp phục vụ cũng được nhận thêm tiền trợ cấp. Thay vì nhận 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay, từ ngày 01/7/2023, mỗi người lao động kể trên sẽ được nhận 1,8 triệu đồng tiền trợ cấp phục vụ mỗi tháng (tăng 310.000 đồng/tháng).

4. Tăng trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật

Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN và quay trở lại làm việc, nếu trong 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được xem xét giải quyết nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật.

Thời gian nghỉ là từ 05 đến 10 ngày tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động và quyết định của người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Mỗi ngày nghỉ, người lao động sẽ được cơ quan BHXH thanh toán số tiền sau:

Trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Với cách tính trên, khi lương cơ sở tăng, mức chi trả chế độ dưỡng sức sau ốm đau kể từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng.

Trường hợpMức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật
Hiện nayTừ 01/7/2023
Mức trợ cấp/ngày447.000 đồng/ngày540.000 đồng
Nghỉ 05 ngày2.235.000 đồng2.700.000 đồng
Nghỉ 07 ngày3.129.000 đồng3.780.000 đồng
Nghỉ 10 ngày4.470.000 đồng5.400.000 đồng

5. Tăng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Theo Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu người lao động bị TNLĐ, BNN được doanh nghiệp sắp xếp cho công việc mới phù hợp với sức khỏe mà cần phải đào tạo để chuyển đổi nghề thì người lao động sẽ được hỗ trợ một phần học phí.

Cụ thể, mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở. Mỗi người lao động chỉ được nhận tối đa 02 lần hỗ trợ và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Sắp tới đây, khi lương cơ sở tăng, mức hỗ trợ học phí chuyển đổi nghề nghiệp tối đa cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng tương ứng từ 22,35 triệu đồng lên thành 27 triệu đồng.

* * Nếu như 05 loại trợ cấp kể trên được thanh toán trực tiếp cho người lao động bị TNLĐ, BNN thì các khoản tiền được LuatVietnam dưới đây sẽ chỉ được cơ quan BHXH chi trả cho thân nhân của người lao động nếu người lao động đó chết do TNLĐ, BNN.

6. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết

Theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu người lao động chết do bị TNLĐ, BNN hoặc chết khi đang điều trị TNLĐ, BNN mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân của người đó sẽ được nhận trợ cấp 1 lần.

Trợ cấp 1 lần khi người lao động chết = 36 x Mức lương cơ sở

Theo đó, những người lao động nào không may qua đời do TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2023 thì thân nhân sẽ nhận được mức trợ cấp cao hơn hẳn hiện nay với số tiền là 64,8 triệu đồng (hiện nay chỉ là 53,64 triệu đồng).

7. Tăng trợ cấp mai táng

Theo điểm b khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2014, nếu người lao động chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị do TNLĐ, BNN thì người lo mai táng cho người đó sẽ được nhận trợ cấp mai táng.

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Theo đó, nếu người lao động không may qua đời do TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2023 thì người lo mai táng cho họ sẽ được thanh toán mức trợ cấp  mai táng cao hơn. Thay vì nhận 14,9 triệu đồng như hiện nay, từ ngày 01/7/2023, người lo mai táng sẽ nhận được hẳn 18 triệu đồng (tăng 3,1 triệu đồng).

8. Trợ cấp tuất hằng tháng

Theo điểm c khoản 1 Điều 67 Luật BHXH năm 2014, trường hợp người lao động chết do TNLĐ, BNN, thân nhân của họ cũng sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp tuất hằng tháng.

Hiện trợ cấp tuất hằng tháng đang được tính như sau:

- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp dưỡng:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở

- Trường hợp còn lại:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở

Với cách tính trên, từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, thân nhân người lao động cũng được tính thêm một trợ cấp tuất hằng tháng. Cụ thể:

Trường hợpMức trợ cấp tuất hằng tháng
Hiện nayTừ 01/7/2023
Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng1,043 triệu đồng/tháng1,26 triệu đồng/tháng
Trường hợp còn lại745.000 đồng/tháng900.000 đồng/tháng

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan