Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư góp vốn vào một công ty đang hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ô tô theo hình thức Công ty Việt Nam sẽ tăng vốn góp để nhà đầu tư nước ngoài mua vào, vấn đề này sẽ được quy định như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam?
Trong trường hợp này, Công ty Việt Nam phải thực hiện thủ tục tăng vốn và kêu gọi Công ty nước ngoài mua vào phần vốn góp tăng thêm.
Thủ tục tăng vốn sẽ phụ thuộc vào loại hình của Công ty Việt Nam là gì (Công ty cổ phần hay công ty Trách nhiệm hữu hạn).
Thông thường, để hoàn tất quy trình tăng vốn, sẽ mất khoảng 45 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.
2. Về quốc tịch của pháp nhận đầu tư vào Việt Nam, hiện tại, pháp luật Việt Nam không phân biệt Công ty vốn Hồng Kong, công ty vốn BVI hoặc công ty vốn từ Nga hoặc bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Nếu đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, công ty vốn BVI sẽ không được hưởng các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp sản xuất ô tô, nhà đầu tư nên lựa chọn công ty có số vốn đầu tư lớn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực chuyên ngành.
3. Một vấn đề nữa đó là nếu tăng vốn bằng tài sản không phải là tiền, nhà đầu tư phải đăng ký rõ tài sản góp vốn và phải có định giá độc lập về tài sản.
4. Khi tham gia thành lập nhà máy sản xuất ô tô mới tại Việt Nam, nhà đầu tư cần phải lập dự án và xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục thông thường sẽ mất khoảng 45 ngày làm việc. Trong nhiều trường hợp, thời gian cấp phép sẽ dài hơn.
5. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Việt Nam không hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sản xuất ô tô.