Nhà đầu tư nước ngoài lập dự án nhà máy may mặc tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam để thành lập xưởng may và sản phẩm được xuất khẩu toàn bộ ra nước ngoài, nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm sau:

Về hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp (M&A), đầu tư dự án BOT, BT. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam theo hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Về lĩnh vực đầu tư: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, lĩnh vực dệt may không bị hạn chế đầu tư nước ngoài.

Về địa điểm đầu tư: Địa điểm đầu tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những ưu đãi và chính sách mà công ty sẽ nhận được sau này, bao gồm các ưu đãi về thuế, ưu đãi về tiền thuê đất v.v. Nhà đầu tư cũng cần phải quan tâm địa điểm đầu tư có phù hợp với quy hoạch của địa phương hay không và việc sử dụng địa điểm đầu tư có thực sự hợp pháp hay không.

Về vốn đầu tư: Mức vốn đầu tư sẽ quyết định đến thủ tục cấp phép đầu tư theo thủ tục như thế nào, đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức cũng như lộ trình góp vốn đầu tư.

Về nghĩa vụ thuế: Theo quy định Thông tư 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 thì mặt hàng dệt may thuộc diện chịu thuế xuất khẩu với mức thuế suất là 0%. Trường hợp hàng được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải chịu thuế xuất khẩu.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan