MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Nội dung bài viết

Dưới đây là phần trả lời các câu hỏi của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law trong bài Tư vấn pháp luật tháng 11 về một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

1. Tôi là công dân Việt Nam sinh sống tại Hà Lan. Hiện có một công ty xuất khẩu lao động của người Hà Lan, hoạt động tại Hà Lan đã gần 10 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, muốn hợp tác với tôi mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội để xét tuyển và xuất khẩu lao động người Việt Nam sang các nước châu Âu. Vậy chúng tôi phải làm các thủ tục gì, ở đâu, và cần gặp ai để mở được Văn phòng và tuyển dụng người lao động Việt Nam?

Trả lời:

Trước tiên nếu Công ty của Hà Lan muốn mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó các điều kiện Công ty của Hà Lan cần đáp ứng là:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước mình;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của Thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

Sau khi đáp ứng các điều kiện trên, việc thành lập văn phòng đại diện được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện

Điều 10 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết văn phòng đại diện chi nhánh thương nhân nước ngoài quy định hồ sơ thành lập gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (đã được dịch ra Tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu, giấy tờ khác có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (các tài liệu phải được dịch ra Tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở Công thương thành phố Hà Nội.

Bước 3: Nhận Giấy phép

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ.
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không được vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

  1. Tôi là người Việt Nam, hiện sống ở Anh. Tôi và một số người bạn (là người Hy Lạp) muốn đầu tư mở khách sạn tại các tỉnh miền Tây Việt Nam… Người nước ngoài có thể lập công ty, mua đất và xây khách sạn ở Việt Nam không? Nếu được thì chúng tôi cần làm những giấy tờ và thủ tục gì?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện hành, người nước ngoài được phép thành lập công ty, thực hiện đầu tư dự án xây dựng khách sạn ở Việt Nam. Việc thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp và đất đai đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh thì theo quy định của Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất thông qua các hình thức là:

(i) Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

(ii) Được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất;

(iii) Được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện sản xuất, kinh doanh;

(iv) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Căn cứ theo đó, thì nhà đầu tư nước ngoài không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ có thể thuê đất của Nhà nước hoặc thuê lại đất của tổ chức kinh tế Việt Nam để xây dựng khách sạn kinh doanh.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đứng tên thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khách sạn thì quy trình thực thực hiện như sau:

– Trước hết, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Công ty tại Việt Nam để được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, rồi mới có thể triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Khách sạn;

– Trước khi tiến hành xây dựng Khách sạn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải xin cấp Giấy phép xây dựng cho Khách sạn;

– Lưu ý: kinh doanh khách sạn là dịch vụ cho thuê lưu trú thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được thực hiện hoạt động kinh doanh.

  1. Chúng tôi là một công ty Hà Lan chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí muốn thành lập một văn phòng đại diện ở Hà Nội với mục đích thúc đẩy thương mại và sự gắn kết hơn nữa với các doanh nghiệp Việt nam và các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Xin cho biết thủ tục đăng ký, lệ phí… trong trường hợp lập văn phòng tại Hà Nội. Và kèm theo một số câu hỏi liên quan sau:

– Cơ cấu, chức danh cơ bản (theo yêu cầu của Luật pháp Việt Nam hiện hành) đối với Văn phòng đại diện thương mại?

– Nếu có phát sinh giá trị thương mại (kinh doanh) thì Văn phòng đại diện phải nộp thuế không? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Trả lời:

Trước tiên nếu công ty bạn muốn mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó các điều kiện Công ty bạn cần đáp ứng là:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước mình;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của Thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

Sau khi đáp ứng các điều kiện trên, việc thành lập văn phòng đại diện được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện

Điều 10 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết văn phòng đại diện chi nhánh thương nhân nước ngoài quy định hồ sơ thành lập gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (đã được dịch ra Tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu, giấy tờ khác có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (các tài liệu phải được dịch ra Tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở Công thương thành phố Hà Nội.

Bước 3: Nhận Giấy phép

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ.
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không được vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Theo Điều 27 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết văn phòng đại diện chi nhánh thương nhân nước ngoài quy định: Bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức và nhân sự của Văn phòng đại diện do thương nhân nước ngoài quyết định.

Cũng theo Nghị định số 07/2016/NĐ-CP thì Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các chức năng gồm: chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.

Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Vì vậy văn phòng đại diện không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà việc này sẽ thông qua Doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan