Người nước ngoài có vợ là người Việt Nam thì có cần xin Giấy phép lao động không?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi đang có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài lấy vợ là người Việt Nam. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này, người lao động đó có cần xin giấy phép lao động không? Quy trình, thủ tục là như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019.

-  Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

-  Nghị định 70/2023/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính Phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

 Trường hợp Người lao động nước ngoài đó kết hôn với người Việt Nam và đang sinh sống tại Việt Nam thì sẽ thuộc diện được miễn cấp Giấy phép lao động

Căn cứ tại khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động “Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam”

Trình tự, thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài thuộc diện miễn Giấy phép lao động (căn cứ tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP )

- Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

- Cơ quan giải quyết:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

- Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm trong trường hợp này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

Người nước ngoài có vợ là người Việt Nam thì có cần xin Giấy phép lao động không?
Người nước ngoài có vợ là người Việt Nam thì có cần xin Giấy phép lao động không?

- Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

+ Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật;

+ Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

 

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

Tham khảo thêm >>> Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan