Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Khi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh, các loại thuế sau doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.

1. Thuế môn bài nộp hàng năm:

Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư để xác định mức thuế môn bài. Các mức cụ thể như sau:

– Vốn đăng ký trên 10 tỷ: mức thuế môn bài cả năm là 3 triệu;
– Vốn đăng ký từ 5 tỷ – 10 tỷ: mức thuế môn bài cả năm là 2 triệu;
– Vốn đăng ký từ 2 tỷ – dưới 5 tỷ: mức thuế môn bài cả năm là 1,5 triệu;
– Vốn đăng ký dưới 2 tỷ: mức thuế môn bài cả năm là 1 triệu.
Đối với cơ sở kinh doanh thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

2. Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Mức thuế suất giá trị gia tăng phụ thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế, dao động từ 0% đến 15%.

3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực được tính vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp có mức thuế suất là 25% tính trên số lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ các chi phí hợp lý.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp thành lập mới có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phai nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo;
– Doanh nghiệp thành lập mới có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khắn được áp dụng thuế suất20% trong 10 năm, miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo;

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu được áp dụng đối với một số mặt hàng và dịch vụ xa xỉ như ô tô, mỹ phẩm, thuốc lá, mát xa, casino… tiêu dùng tại Việt Nam. Thuế tiêu thụ đặc biệt có mức thuế suất dao động từ 10-65%.

5. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên được áp dụng đối với các đối tượng khai thác tài nguyên như nước, lâm sản, hải sản, khoáng sản v.v.. Thuế suất thuế tài nguyên dao động từ 7-20%.

6. Thuế khác: Doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu một số các loại thuế khác như thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

* Thuế nhập khẩu = giá trị hàng nhập x thuế suất thuế nhập khẩu.

Mời Quý vị xem thêm phần tư vấn của luật sư SBLAW về doanh nghiệp:

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan