Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam

Nội dung bài viết

(SB Law) Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân cần hết sức chú ý các điều kiện để hành nghề, một số ngành nghề đăng ký kinh doanh pháp luật yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người phụ trách chuyên môn cần phải có chứng chỉ hành nghề, một số ngành nghề kinh doanh pháp luật lại yêu cầu doanh nghiệp phải có vốn pháp định mới được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các quy định này nằm trong các quy định của rất nhiều luật và nghị định khác nhau. Trong quá trình tư vấn của mình, các luật sư của SB Law đã tổng hợp theo danh sách dưới đây:

Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề:

1. Dịch vụ pháp lý và luật sư

Người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

Căn cứ pháp lý:

-Luật Luật Sư

-Nghị Định 24 hướng dẫn thi hành Luật luật sư.

2. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

3. Dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.

4. Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân.

Người đứng đầu cơ sở y tế trong doanh nghiệp có Chứng chỉ hành nghề y tư nhân.

Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003;

- Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân;

- Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

5. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân.

Người đứng đầu cơ sở y tế trong doanh nghiệp có Chứng chỉ hành nghề y tư nhân.

Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003;

- Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân;

- Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

6. Kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Căn cứ pháp lý:

- Luật di sản văn hóa năm 2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

7. Hành nghề dược

Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề dược phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dược.

- Thông tư số 02/2007/TT-BYT hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

8. Hành nghề thú y

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thú ý ngày 29/4/2004;

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y.

9. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói hoặc người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

10. Hoạt động xông hơi khử trùng

Người trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Căn cứ pháp lý:

Quyết định 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

11. Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải.

Căn cứ pháp lý:

Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT, ngày 09/08/2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.

12. Giám sát thi công xây dựng.

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

13. Khảo sát xây dựng.

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

14. Thiết kế xây dựng.

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

15. Hành nghề kiến trúc sư.

Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phù hợp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

16. Dịch vụ môi giới bất động sản.

Có ít nhất một người trong doanh nghiệp có chứng chỉ môi giới bất động sản.

Căn cứ pháp lý:

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.

17. Dịch vụ định giá bất động sản.

Có ít nhất hai người trong doanh nghiệp có chứng chỉ định giá bất động sản.

Căn cứ pháp lý:

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.

18. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

Có ít nhất hai người trong doanh nghiệp có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bất động sản thì phải có ít nhất hai người trong doanh nghiệp có chứng chỉ định giá bất động sản.

Căn cứ pháp lý:

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.

19. Dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản có chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định (là đấu giá viên).

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

20. Dịch vụ làm thủ tục về thuế

Có ít nhất 02 (hai) nhân viên của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.

Căn cứ pháp lý:

Luật Quản lý thuế năm 2006.

21. Dịch vụ kiểm toán

- Có ít nhất 03 (ba) kiểm toán viên trong doanh nghiệp có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề.

- Doanh nghiệp kiểm toán không được đăng ký kinh doanh và kinh doanh các ngành, nghề không liên quan với các dịch vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều 22 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.

22. Dịch vụ kế toán

- Doanh nghiệp dịch vụ kế toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật với một trong ba hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

- Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Kế toán năm 2003;

- Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

- Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật tính đến ngày 30.7.2008 các ngành nghề cần có vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh bao gồm:

I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

1. Ngân hàng thương mại cổ phần: 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng).

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.

II. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

1. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng.

2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng.

III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

1. Công ty tài chính: 300 tỷ đồng.

2. Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng.

IV. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007).

V. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007).

VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008).

VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007).

VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi có đăng ký kinh doanh (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007).

IX. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng.

2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng.

X. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng.

2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng.

XI. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

1. Vận chuyển hàng không quốc tế:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng.

- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng.

- Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng.

2. Vận chuyển hàng không nội địa:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng.

- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng.

- Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng.

XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007).

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan