Nên mở chi nhánh hay công ty?

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Hiện tại Công ty mình đang có dự án tại Campuchia. Vì vậy nhu cầu của công ty mình là phải đăng ký một công ty hay một chi nhánh ở tại Campuchia. Cho mình hỏi:

  1. Ưu và nhược đểm của mở CN và Công ty?
  2. Chức năng của chi nhánh và công ty? Hình thức kế toán của chi nhánh và công ty? Luật thuế như thế nào? Thủ tục mua hóa đơn, thuế môn bài, thuế GTGT bao nhiêu %, CS ưu đã đối với đầu tư nước ngoài có không?
  3. Chuyển tiền về Việt nam thuận tiện không? Luật lao động của nước sở tại khi thuê nhân công tại địa phương?
  4. Thủ tục mở chi nhánh or công ty tại Campuchia cần những gì?
  5. Thời gian bao lâu có giấy phép?
  6. Chi phí dịch vụ làm thủ tục mở chi nhánh, công ty là bao nhiêu? Hình thức thanh toán như thế nào? có hóa đơn không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

1.Ưu và nhược đểm của mở CN và Công ty?

Luật pháp Campuchia không có rào cản đối với việc mở công ty trách nhiệm hữu hạn do nước ngoài sở hữu (tức là Công ty con của mình tại Campuchia). Công ty con có khả năng tham gia vào các hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, chế biến và xây dựng, tuyển dụng nhân viên, …

Ưu điểm của loại hình công ty này là việc giới hạn trách nhiệm chỉ trong phạm vi số vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký, nếu có số nợ vượt quá số vốn điều lệ, thì phần vượt thêm sẽ không phải chịu (tương tự như ở Việt Nam).

Về Chi nhánh, cơ bản là Chi nhánh cũng thực hiện được các hoạt động giống như Công ty, vd: tham gia ký kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ... Nhược điểm so với việc thành lập công ty con nêu trên đó là Chi nhánh thì không được hưởng chế độ "trách nhiệm hữu hạn", mà Chi nhánh và Công ty phải liên đới chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, tuy luật không quy định cụ thể, Chi nhánh thông thường không được hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có) như đối với Công ty, và Nhà nước Campuchia vẫn thường yêu cầu thành lập Công ty con hơn là thành lập Chi nhánh.

  1. Chức năng của chi nhánh và công ty? Hình thức kế toán của chi nhánh và công ty? Luật thuế như thế nào? Thủ tục mua hóa đơn, thuế môn bài, thuế GTGT bao nhiêu %, chính sách ưu đã đối với đầu tư nước ngoài có không?

Chức năng của Chi nhánh và Công ty đã trình bày ở phần trên.

Về phần các quy định liên quan đến thuế, nếu khách hàng có yêu cầu, Chúng tôi sẽ cung cấp ý kiến tư vấn có tính phí cho vấn đề này.

3.Chuyển tiền về Việt nam thuận tiện không? Luật lao động của nước sở tại khi thuê nhân công tại địa phương?

Để có thể chuyển tiền, lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam một cách hợp pháp, trước khi đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Dựa trên Giấy phép này, doanh nghiệp xin phép mở Tài khoản đầu tư ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tất cả các khoản tiền chuyển ra nước ngoài và lợi nhuận chuyển về Việt Nam phải thông qua tài khoản này để kiếm soát. Nếu thực hiện đúng thủ tục thì việc chuyển tiền sẽ thuận tiện cho doanh nghiệp.

4.Thủ tục mở chi nhánh hoặc công ty tại Campuchia cần những gì?

Bộ hồ sơ thành lập Công ty tại Cambodia thông thường cần những giấy tờ sau:

1) Giấy phép kinh doanh, Điều lệ của Công ty mẹ;

2) Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu Công ty con (nếu là công ty 1TV), hoặc Hội đồng thành viên (nếu là công ty nhiều thành viên);

3) Các giấy tờ thị thực cá nhân của Người đại diện theo pháp luật của Công ty mẹ; Công ty con.

4) Các giấy tờ pháp lý của địa điểm đặt trụ sở công ty;

5) Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp.

Khi chính thức tiến hành thực hiện dịch vụ, SBLaw sẽ cung cấp danh mục tài liệu cụ thể.

5.Thời gian bao lâu có giấy phép?

Phụ thuộc vào việc đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, thời gian để cấp phép thành lập Công ty ở Cambodia thông thường kéo dài từ 2 tháng.

Thời gian xin cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam thông thường kéo dài khoảng 3 tháng.

  1. Chi phí dịch vụ làm thủ tục mở chi nhánh, công ty là bao nhiêu? Hình thức thanh toán? có hóa đơn không?

Giai đoạn 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: 4.000 USD

Giai đoạn 2: Tiến hành thủ tục thành lập Chi nhánh/ Công ty tại Campuchia: 4.500 USD

Giai đoạn 3: Tiến hành các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam: 500 USD

Lưu ý: Các mức phí nêu trên đã bao gồm lệ phí hành chính phải nộp cho cơ quan nhà nước và phí dịch vụ của S&B Law nhưng chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng và các chi phí khác như sau:
- Chi phí dịch thuật tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại: 210.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai trăm mười nghìn đồng) / một trang A4. Phí này đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
- Chi phí dịch thuật tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Khmer và ngược lại: 310.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba trăm mười nghìn đồng) / một trang A4. Phí này đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
- Chi phí công chứng bản dịch; công chứng tài liệu; photocopy; hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có); chi phí chuyển phát tài liệu ra nước ngoài; chi phí di chuyển, ăn ở của luật sư ra khỏi phạm vi TP. Hồ Chí Minh/Hà Nội để thực hiện công việc (nếu có); phí ngân hàng và các chi phí phát sinh nằm ngoài phạm vi công việc nêu trên.

Hình thức thanh toán: chuyển khoản hoặc tiền mặt.

SBLaw sẽ xuất hóa đơn phù hợp với từng giai đoạn thanh toán.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan