Một vài giải pháp để phát triển minh bạch thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW trả lời phỏng vấn trên VTC 10 về một vài giải pháp để phát triển minh bạch thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Lotte vừa qua có đăng bán Iphone X qua trang lotte.vn với giá 22,7 triệu

Một số khách hàng đã đặt mua online và chuyển tiền cho Lotte nhưng sau khi chuyển tiền xong xuôi, khách hàng lại nhận được thông báo từ Lotte hủy đơn hàng với lí do nhầm giá.

1. Trong trường hợp của Lotte như trên thì quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào?

Luật sư trả lời:

Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Giá năm 2012 có quy định:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá …”.

Bên cạnh đó, Điều 10 Luật Giá năm 2012 còn quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh bao gồm: Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, …

Do vậy, nếu thực tế doanh nghiệp, cá nhân niêm yết giá sản phẩm trên web là 22,7 triệu đồng nhưng khi khách đặt hàng xong thì nhà cung cấp lại nói nhầm giá là đã vi phạm khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012.

2. Theo ông, một vài giải pháp để phát triển minh bạch thị trường thương mại điện tử VN là gì?

Luật sư trả lời:

Để thương mại điện tử phát triển minh bạch cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử.

Singapore là quốc gia có hệ thống văn bản luật pháp về thương mại điện tử đầy đủ và có hiệu lực vào loại nhất thế giới, nên thương mại điện tử phát triển nhanh và ổn định.

Ở Việt Nam, Luật giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/03/2006, đặt nền móng cho hệ thống pháp luật thương mại điện tử. Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010, đã đặt ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp thúc đẩy TMĐT trong cả nước. Ngoài ra còn trên một chục quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của một số Bộ liên quan đến TMĐT; trên một chục văn bản (Nghị định, thông tư…) về dịch vụ internet.

Nhìn chung, môi trường pháp lý cho TMĐT đang từng bước được hoàn thiện. Nhưng phần lớn mới là các văn kiện dưới luật. Hơn nữa, việc phổ biến pháp luật về TMĐT chưa được chú trọng; còn thiếu cơ chế giám sát, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe các hành vi vi phạm, và thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, khiến nhiều người tiêu dùng e ngại tham gia giao dịch TMĐT.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan