Câu hỏi: Mình là Ngà, ở Hà Nội. Quý công ty vui lòng tư vấn giúp mình về những vấn đề sau:
1, Công ty mình có thể tạm thời chuyển bạn ấy sang làm một công việc khác ở một vị trí khác trong thời gian tối đa là 60 ngày làm việc không? Nếu sau 60 ngày làm việc, mà Công ty vẫn không bố trí được Công việc cho người lao động thì công ty được quyền làm gì tiếp theo với người lao động này?
2, Nếu trường hợp Công ty mình làm thủ tục đăng ký với sơ lao động TB và XH về việc thay đổi cơ cấu nhân sự thì sau bao lâu sẽ được thực hiện việc đuiều chuyển nhân sự hoặc cắt giảm nhân sự?
3, Hiện tại Công ty mình có bạn thủ quỹ, công ty mình đã phát hiện bạn này có hành vi dùng tiền công quỹ của Công ty vào việc riêng, sau khi phát hiện ra: bạn này đã nộp đủ số tiền chiếm dụng lại quỹ. Như vậy công ty mình có được sa thải bạn này theo luật lao động không?
4, Kế toán trưởng là người có trách nhiệm giám sát công việc của Thủ quỹ nhưng không làm tròn trách nhiệm thì công ty mình được quyền xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
1. Trường hợp này được gọi là trường hợp điều chuyển sang làm công việc khác (một năm cộng dồn không quá 60 ngày làm việc) theo quy định tại Điều 31, Bộ luật lao động 2012.
Hết thời hạn 60 ngày làm việc mà vẫn không thể bố trí được công việc cho người lao động, bạn có thể cân nhắc:
(a) Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo Khoản 5 Điều 32, Bộ luật lao động 2012.
(b) Tạm ngừng công việc theo Quy định tại Điều 98, Bộ luật lao động 2012. Trong trường hợp này, bạn phải thỏa thuận với người lao động về tiền lương tạm ngừng công việc bạn nhé (Khoản 3 Điều 98).
2. 30 ngày sau khi thông báo lên sở lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở, bạn có thể bố trí cho người lao động sang làm công việc khác (Điều 44 Bộ luật lao động). Bạn lưu ý, phương án tổ chức lại lao động phải có ý kiến của công đoàn cơ sở. Trong trường hợp bên bạn không còn công đoàn nữa (công đoàn cơ sở đã giải thể) thì công đoàn cấp trên (công đoàn quận) sẽ là đại diện công đoàn. Nếu toàn bộ ban chấp hành công đoàn đã nghỉ việc thì không coi là không còn công đoàn cơ sở đâu bạn nhé. Theo đúng trách nhiệm thì công đoàn cơ sở của bên bạn phải tổ chức đại hội công đoàn để bầu ban chấp hành công đoàn mới.
Công ty bạn không được cho người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nghỉ việc vì lý do tái cơ cấu công ty. Nếu điều chuyển sang làm công việc khác, thì mức lương cho công việc mới không được thấp hơn mức lương của công việc trước khi nghỉ thai sản. Trong trường hợp này, quy định tại Điều 158 Bộ luật lao động sẽ được áp dụng.
3. Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1, công ty bạn có dưới 10 lao động thì không cần thiết phải có nội quy lao động bằng văn bản (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật lao động). Trường hợp này bạn căn cứ vào Khoản 1, Điều 126 Bộ luật lao động để sa thải.
- Trường hợp 2, công ty bạn có từ 10 lao động trở lên thì bắt buộc phải có nội quy lao động bằng văn bản và nội quy lao động phải được đăng ký với sở lao động thương binh xã hội. Trên cơ sở đó, bạn dựa vào nội quy lao động thì mới xử lý được kỷ luật lao động.
- Khi xử lý kỷ luật lao động, bên bạn phải có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở. Nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở đã nghỉ rồi thì chả còn cách nào khác là báo lên công đoàn cấp trên (công đoàn cấp quận) để họ hỗ trợ bạn nhé.
Thủ tục kỷ luật lao động, bạn tuân thủ theo Điều 123 Bộ luật lao động.
- Nếu về hình sự, bạn có thể tố cáo ra cơ quan điều tra cấp quận về việc người lao động có hành vi tham ô. Cơ quan điều tra cấp quận sẽ cân nhắc về việc có khởi tố vụ án hình sự hay không đối với người đó.
4. Trách nhiệm của kế toán trưởng trong trường hợp này, nếu muốn xử lý, bạn phải bám sát nội quy lao động của bên bạnị. Nếu không có nội quy lao động thì cũng không có căn cứ nào để xử lý bạn.
|