Mở lớp dạy thêm, có phải đăng ký?

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Hiện nay, bố mẹ tôi có mở lớp dạy thêm ở nhà, cả hai đều có bằng Nghiệp vụ sư phạm. Bố mẹ tôi không dạy trong một trường nào, và tự mở lớp. Vậy phiền SB LAW cho tôi hỏi một số vấn đề sau:

- Bố mẹ tôi có phải đăng ký kinh doanh không?

- Và phải nộp những loại thuế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Điều 4 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm:

"1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

  1. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
  3. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó”.

Vậy bạn cần lưu ý xem trường hợp dạy thêm của gia đình bạn đã tuân thủ quy định của pháp luật hay chưa. Nếu thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật thì bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Các khoản thuế, phí phải nộp khi đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh bao gồm: Lệ phí môn bài; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp tính thuế: Phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

Tuy nhiện không phải khi nào bạn cũng phải nộp đầy đủ ba loại thuế này. Mà căn cứ vào doanh thu trong 1 năm để tính thuế và có phải nộp thuế hay không.

Thứ nhất, đối với thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân:

Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân quy định:

“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1.Nguyên tắc áp dụng

c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

2. Căn cứ tính thuế

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Nếu doanh thu của hộ gia đình bạn không đạt dưới 100 triệu đồng / 1 năm thì hộ gia định bạn không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Mà doanh thu tính thuế được tính trên cơ sở toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Ngược lại thì doanh thu trên 100 triệu/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, đối với lệ phí môn bài:

Căn cứ khoản 1 điều 3 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài quy định:

“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống”.

Như vậy, hộ gia đình bạn nếu có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp lệ phí môn bài. Còn nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp theo tỷ lệ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c)Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

Như vậy nếu bạn xác định bạn đã nộp đủ ba loại thuế trên thì bạn đã nộp đủ thuế cần nộp và phải kiểm tra doanh thu trong từng năm của bạn thật chính xác xác định có phải nộp thuế hay không.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan