Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: Thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý

Nội dung bài viết

Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Luật Trợ giúp pháp lý đã được Quốc hội chính thức thông qua với sự thống nhất từ phía đa số các đại biểu.

Một trong những điểm mới của luật sửa đổ là diện người được trợ giúp pháp lý đã bao quát và mở rộng hơn so với luật hiện hành. Điều này góp phần thể hiện đúng bản chất của trợ giúp pháp lý của Nhà nước, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.

Cụ thể những nhóm người sau đây thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017:

– Người có công với cách mạng.

– Người thuộc hộ nghèo.

– Trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng.

– Người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: người cao tuổi; người khuyết tật; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; nạn nhân của hành vi mua bán người; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; người nhiễm chất độc da cam/dioxin; người nhiễm HIV/AIDS.

Các đối tượng trên sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

Bên cạnh đó, họ có quyền tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Họ cũng có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố.

Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Tải văn bản tại đây: Luật Trợ giúp pháp lý 2017_sblaw

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan