Luật sư tư vấn thành lập chi nhánh doanh nghiệp

Nội dung bài viết

Luật sư của SBLaw sẽ thực hiện các công việc sau để hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Tư vấn về việc đặt tên của chi nhánh

  • Tư vấn về việc đặt tên chi nhánh đúng theo luật doanh nghiệp
  • Tư vấn và tra cứu đảm bảo tên chi nhánh không bị trùng, không gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
  • Tư vấn và đảm bảo tên chi nhánh không vi phạm điều cấm của luật doanh nghiệp
  • Dịch tên đầy đủ của chi nhánh sang tiếng Anh.

Tư vấn về địa chỉ của chi nhánh.

  • Tư vấn doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin địa chỉ theo luật doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và tư vấn nơi dự kiến đặt chi nhánh không thuộc diện bị quy hoạch hoặc nơi cấm đặt trụ sở.
  • Tư vấn về việc đặt chi nhánh tại nơi chưa có địa chỉ cụ thể.
  • Kiểm tra và đưa ra tư vấn về nơi dự kiến đặt chi nhánh được cho phép hoạt động bởi cơ quan chức năng hay không?

Tư vấn về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh.

  • Xác định và đưa ra ý kiến tư vấn về mã CPC, HS code tương ứng với ngành nghề kinh doanh
  • Lựa chọn và đưa ra ý kiến tư vấn đăng ký những ngành nghề dự tính hoạt động phù hợp với thoả thuận Việt Nam với WTO

Tư vấn về địa vị của người đứng đầu chi nhánh

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến về tư cách pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
  • Soạn thảo và tư vấn hợp đồng thuê người đứng đầu chi nhánh
  • Xin Giấy phép lao động cho người đứng đầu chi nhánh khi là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Hồ sơ pháp lý lập chi nhánh gồm:

  • Soạn thảo và tư vấn hồ sơ và văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư gắn liền với thành lập chi nhánh)
  • Soạn thảo Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (đối với dự án đầu tư gắn liền với thành lập chi nhánh)
  • Soạn thảo Thông báo thành lập chi nhánh cho nhà đầu tư.
  • Soan thảo Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của:

o Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
o Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)

  • Tư vấn về Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của:

o Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
o Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)
o Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)

  • Soạn thảo văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Soạn thảo và sửa đổi Điều lệ khi hoàn thành xong thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan