Trong quan hệ hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng việc chọn luật áp dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoặc để giải quyết tranh chấp phát sinh có ý nghĩa quan trọng. Bộ luật Dân sự 2015 là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng trong đó có hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự nói chung. Luật Thương mại điều chỉnh các nội dung có tính đặc trưng của hợp đồng thương mại. Việc chọn luật áp dụng của các chủ thể hợp đồng và chủ thể giải quyết tranh chấp còn nhiều lúng túng. Với gần 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên môn cao và luôn đặt mục tiêu đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, SBLAW tự hào đã bảo vệ thành công cũng như giúp khách hàng đàm phán thành công trong các tranh chấp hợp đồng.
SBLAW với một đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật hợp đồng, nhiều kinh nghiệm tư vấn và am hiểu thực tiễn kinh doanh. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Hòa giải và đại diện cho các bên trước trọng tài thương mại và trọng tài.
I. Vì sao cần thuê luật sư để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh
Từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO và hàng loạt các hiệp định thương mại đa phương và song phương, quan hệ kinh doanh của chúng ta ngày một phát triển,
Trong lĩnh vực kinh doanh, không thiếu những cuộc tranh chấp, và đối diện với chúng là một phần không thể thiếu của hệ thống. Việc kiểm soát và giải quyết những xung đột này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trở nên hiệu quả hơn.
Vì lý do này, tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại đã trở thành một lựa chọn thông minh mà nhiều công ty lựa chọn trước khi ký kết hợp đồng
II. Những lý do tại sao cần thuê luật sư khi xảy ra tranh chấp
Có một số lý do cho điều này:
- Một luật sư tư vấn sẽ tiến hành xem xét và phân tích chi tiết hợp đồng, đảm bảo rằng các bên liên quan đều có lợi ích rõ ràng và hiểu rõ các khía cạnh của hợp đồng. Họ cũng có khả năng dự đoán và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và quy định của pháp luật.
- Soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thương mại, đòi hỏi kiến thức sâu rộng về quy định luật pháp. Các quy tắc và điều khoản phải được xây dựng cẩn thận để tránh những sơ sót đáng tiếc.
- Khi một tranh chấp hợp đồng xảy ra, có một luật sư tư vấn sẽ giúp bạn tìm ra các lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết vụ việc. Sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm trong việc xử lý tranh chấp sẽ đảm bảo bạn đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả nhất trong quá trình này.
III. Cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Luật trọng tài thương mại năm 2010;
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại.
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến hợp đồng giữa các bên có thỏa thuận nội dung liên quan;
- Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến thỏa thuận trong hợp đồng và một bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài mang quốc tịch là thành viên của các điều ước quốc tế đó.
IV. Các quan hệ hợp đồng thường xảy ra tranh chấp
- Tranh chấp hợp đồng giữa cá nhân với cá nhân;
- Tranh chấp hợp đồng giữa cá nhân với doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức
- Tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức với nhau.
V. Một số mâu thuẫn thường gặp dẫn đến tranh chấp hợp đồng
- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng: chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận;
- Chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng, không thực hiện giao hàng, chậm thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện sau khi đã nhận thanh toán hoặc cam kết;
- Giao hàng không đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như thỏa thuận;
- Giao dịch vụ không đúng như chất lượng, thời gian thỏa thuận;
- Một bên trong hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Đòi bồi thường thiệt hại, đòi trả chi phí vi phạm theo hợp đồng;
- Không thực hiện hợp đồng, không có năng lực để thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận;
- Có dấu hiệu lừa đối, không trung thực phía còn lại của hợp đồng;
- Vi phạm nghĩa vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm, dịch vụ;
- Vi phạm nghĩa vụ liên quan đến tài sản dùng làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng;
- Hợp đồng bị vô hiệu do trái quy định của pháp luật,…
VI. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh mà các bên tiến hành lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại hiện nay bao gồm:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng
- Đây là phương thức truyền thống và lâu đời nhất, là biện pháp đầu tiên, nếu không thoả thuận với nhau được thì mới phải dùng biện pháp khác.
- Các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
- Hình thức giải quyết đơn giản, bảo vệ được bí mật kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết, không tốn kém, không bị ràng buộc bởi bất kỳ 1 thủ tục pháp lý nào.
- Tuy nhiên, kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên, đòi hỏi các bên phải có thiện chí
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hoà giải
- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Đặc trưng của hòa giải là sử dụng bên thứ 3 làm trung gian hoà giải. Bên thứ ba phải có uy tín với 2 bên, có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực hoà giải. Có biện pháp, phương pháp, cách thức hoà giải.Người trung gian hoà giải chỉ là ng hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp.
- Các bên trong hòa giải không chịu sự chi phối của bất kỳ của bất kỳ 1 trình tự tố tụng pháp luật nào. Thủ tục hòa giải do các bên có tranh chấp tự quyết định, được tiến hành đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng và đỡ tốn kém thời gian, tiền bạc.
- Kết quả hoà giải không bắt buộc các bên phải thực hiện, mà phụ thuộc sự tự nguyện.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án
- Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán nhà nước thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của pháp luật tố tụng.
- Kết quả của quá trình tố tụng là toà án đưa ra bản án có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên đương sự. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành thì sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
- Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa phải tuân thủ các thủ tục nghiêm ngặt do luật tố tụng quy định và có thể phải trải qua nhiều giai đoạn xét xử như: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức ngày càng phổ biến trong giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Các quy định về nội dung và thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài được thực hiện dựa trên thỏa thuận của các bên, và tính khả thi của phán quyết trọng tài phụ thuộc phần lớn vào pháp luật nơi giải quyết tranh chấp và nơi thi hành phán quyết trọng tài.
VII. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền có thể được phân thành ba phương pháp chính:
Phương pháp 1: Hòa giải và Trung gian
Trong trường hợp này, bên tranh chấp có thể sử dụng sự trung gian của một người hòa giải (hòa giải viên). Có một số cách thức để tiến hành quá trình hòa giải:
- Tự hòa giải: Đây là trường hợp khi các bên tranh chấp tự thảo luận và đạt được sự thỏa thuận mà không cần sự can thiệp hoặc giúp đỡ từ một hòa giải viên.
- Hòa giải qua trung gian: Trong trường hợp này, bên tranh chấp tham gia vào quá trình hòa giải với sự hỗ trợ của một người thứ ba, người được gọi là người trung gian hòa giải. Người trung gian này có thể là cá nhân hoặc tổ chức được bên tranh chấp lựa chọn hoặc được quy định bởi pháp luật.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: Quá trình hòa giải được tiến hành trước khi vụ án được đưa ra Tòa án hoặc trọng tài.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: Trong trường hợp này, hòa giải diễn ra tại Tòa án hoặc trọng tài, và quyết định của hòa giải có giá trị cưỡng chế đối với các bên.
Phương pháp 2: Trọng tài và Trung tâm Trọng tài
Trọng tài được sử dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng, nhưng không tất cả các tranh chấp đều nằm trong thẩm quyền của trọng tài. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài phụ thuộc vào sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Trong trường hợp này, các bên có thể lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc tổ chức trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài là quá trình mà các bên đề ra trước để chọn trọng tài phù hợp và xác định quy trình giải quyết.
Phương pháp 3: Tòa án
Trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, Tòa án được sử dụng khi các bên không thể đạt được sự thỏa thuận hoặc quyết định của trọng tài không được tuân theo. Thẩm quyền của Tòa án được xác định dựa trên bốn bước:
- Thẩm quyền theo vụ việc.
- Thẩm quyền theo cấp xét xử (có Tòa án cấp cao, Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện, v.v.).
- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở).
- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Khi thẩm quyền được xác định, Tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khởi kiện. Sau khi xác định sự hợp lệ của đơn khởi kiện, Tòa án tiến hành quá trình giải quyết theo trình tự và quy định của pháp luật.
VIII. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của SBLAW
SB LAW tư vấn toàn diện các thủ tục pháp lý, đại điện khách hàng thực hiện giải quyết các tranh chấp liên quan. Các dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại cam kết nhanh chóng chính xác và hiệu quả.
Đội ngũ luật sư của chúng tôi được đánh giá cao về trình độ chuyên môn sâu, tính chuyên nghiệp và uy tín. Chúng tôi còn có một mạng lưới đối tác bao gồm các văn phòng luật sư và công ty luật nổi tiếng trên toàn cầu. Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng của SBLAW.
- Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng hỗ trợ tham gia đàm phán, hòa giải liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, gia công, ký gửi, xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước và quốc tế;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh doanh thương mại hợp tác trong nước và quốc tế;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp các hợp đồng mua bán hàng hóa, gia công hàng hóa, ký gửi hàng hóa thông thường;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực thiết kế, thi công, xây dựng, thầu;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực in ấn, truyền thông, quảng cáo, sự kiện, hội nghị, hội thảo;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ trong quan hệ việc làm, xuất khẩu lao động, cung ứng lao động;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay, cho mượn tài sản.
Công ty luật SBLAW tự hào về đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu luật pháp về lĩnh vực kinh doanh, hợp đồng thương mại, và dân sự. Chúng tôi là một công ty uy tín trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, với nhiều năm kinh nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng xin vui lòng liên hệ SBLAW để được hỗ trợ tốt nhất với mức phí dịch vụ hợp lý nhất, linh hoạt nhất!