Luật Đường Sắt 2017: Có Chương riêng quy định về đường sắt cao tốc

Nội dung bài viết

Ngày 16 tháng 6 năm 2017, Luật Đường sắt đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

Luật Đường sắt (sửa đổi) quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước trong hoạt động đường sắt.

Đáng lưu ý, Luật Đường sắt (sửa đổi) có chương riêng (Chương VIII) về đường sắt tốc độ cao, nêu rõ "Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao". Đây được coi là bước chuẩn bị tiền đề, tạo hành lang pháp lý quan trọng làm cơ sở để quá trình đầu tư, quản lý, khai thác sau này thuận lợi.

Theo đó, Chương VIII- Luật Đường sắt 2017 quy định về:

- Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn; …).

- Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội; …).

- Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ; …).

- Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.

- Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.

Những quy định nêu trên tại Luật Đường sắt 2017 là cơ sở pháp lý để Chính phủ chuẩn bị các dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Tải văn bản tại đây: Luật Đường sắt 2017_sblaw

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan