Luật Đất đai 2024: Siết chặt quản lý việc sử dụng đất đai

Nội dung bài viết

Kỳ vọng giải tuyết tình trạng gom đất nông nghiệp rồi... bỏ hoang. Đây là kì vọng lớn khi luật Đất đai 2024 được ban hành. Dưới đây là những ý kiến của luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLAW về vấn đề trên.

Luật Đất đai 2024 có nhiều quy định mới trong quản lý

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực tử ngày 1-1-2025, được kỳ vọng sẽ giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng từ các luật đất đai được ban hành trước đó, gần nhất là Luật Đất đai 2013, trong đó có tình trạng gom đất nông nghiệp và sau đó đổ hoang mà không triển khai dự án, gây lãng phí tài nguyên, làm méo mó cơ cấu sử dụng đất và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.

Luật Đất đai 2024 đưa ra nhiều quy định mới nhằm siết chặt quản lý việc sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một trong những điểm mới đáng, chú ý là việc bỏ khung giá đất và ban hành bảng giá đất mới từ ngày 1-1-2026. Điều này có thể giúp phản ánh chính xác hơn giá trị thực của đất đai theo nguyên tắc thị trường, từ đó hạn chế tình trạng đầu cơ và gom đất không hợp lý.

Luat su Nguyen Thanh Ha - Luat dat dai 2024
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLAW

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 cũng có nhiều sửa đổi liên quan tới quyền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyển sở hữu đất nông nghiệp của cá nhân và quy định đối với các tổ chức kinh tế khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp-những nội dung đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết triệt để tình trạng thu gom đất nông nghiệp rồi bỏ hoang, không thực hiện dự án.

Kỳ vọng giải tuyết tình trạng gom đất nông nghiệp rồi... bỏ hoang

Thứ nhất, Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, trong khi loại đất này có thể coi là khá phổ biến trong nhóm đất nông nghiệp. Điều này đã dẫn tới việc nhiều tổ chức, doanh nghiệp "lách luật" bằng cách thuê hộ gia đình, cá nhân khác đứng tên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, những tranh chấp nảy sinh khi thực hiện việc làm này là không thể tránh khỏi, tử đó gây ra tình trạng đất nông, nghiệp bị bỏ hoang.

Luật Đất đai 2024 Kỳ vọng giải tuyết tình trạng gom đất nông nghiệp rồi bỏ hoang
Luật Đất đai 2024 Kỳ vọng giải tuyết tình trạng gom đất nông nghiệp rồi bỏ hoang

Trong khi đó, tại khoản 8 Điều 46 Luật Đất đai 2024 đã có những, thay đổi, xóa bỏ bớt quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tăng cho quyền sử dụng đất, qua đó cho phép tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Ngoài ra, Điều 191 Luật Đất đai 2018 cũng có những hạn chế khi quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp. Quy định này được cho là làm hạn chế việc đầu tư, chưa khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Các nhà làm luật đã có những hướng, đi rất đúng đắn khi xây dựng Luật Đất đai mới theo hướng loại bỏ những hạn chế nói trên. Những thay đổi nảy có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các tổ chúc kinh tế chủ động hơn khi đầu tư vào đất để thực hiện dự án, hoạt động kinh doanh, sản xuất, giảm bót những tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn tới đất nông nghiệp, bị bỏ hoang.

Thứ hai, sự điều chỉnh trong quy định về hạn mức đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024, cụ thể là việc tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp, cao hơn tương đối so với quy định trước đó của Luật Đất đai 2013, quy định này được kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực đến việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đổng thời thúc đẩy hình thành

Luật sư NGUYỄN THANH HÀ

Chủ tịch công ty Luật SBLAW

Có thể quý khách hàng quan tâm >> Luật sư tư vấn luật đất đai

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan