Lấn sân sang Mỹ: cần vinh danh hơn nữa các nhà sáng chế Việt Nam

Nội dung bài viết

SBLAW giới thiệu nội dung bài viết của luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc SHTT SBLAW.

Nhìn vào hiện tượng đại học Tôn Đức Thắng (TDT) được cấp 03 bằng sáng chế tại Mỹ (lần lượt vào các năm 2014, 2015, 2016 và chủ yếu là sáng chế về thiết bị hỗ trợ người bệnh) để thấy rằng ở đâu đó Việt Nam ta đã có người lặng lẽ bước ra với thế giới.

Nhìn ra thế giới ĐH TDT là một trong những của hiếm đi tiên phong chứng minh cho thế giới về Việt Nam có khả năng sáng tạo. Bên cạnh ĐH TDT còn có thể đến gần 50 trường hợp khác nộp đơn sáng chế sang mỹ. Trong số đó có trường hợp kết hợp với các nhà sáng chế từ quốc gia khác để nộp. Nghĩa là con số Người nộp đơn sáng chế Việt Nam đã nộp chỉ dừng ở con số hàng chục. Một con số khiêm tốn, nhưng hiếm và quý. Và trong con số ấy, tôi cũng rất thán phục một Luật sư Đỗ Anh Tài , tôi nghĩ đây là luật sư duy nhất tính đến thời điểm này nộp đơn sáng chế ra quốc tế và bao gồm cả Mỹ.

Vậy tại sao các nhà sáng chế Việt Nam lại lựa chọn Mỹ là quốc gia nộp đơn sáng chế mà nhiều khi bỏ qua thị trường Việt Nam? Câu hỏi này mổ xẻ ra sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau. Ngoài yếu tố về thương mại, PR nó còn có một giá trị vô hình rất lớn. Giá trị khẳng định sự sáng tạo tại một nơi luôn được xem là bậc nhất về công nghệ. Nếu ai đã từng làm qua sáng chế sẽ hiểu để được cấp bằng sáng chế độc quyền nó khó thế nào, đơn giản nhất là phải chưa được ai nghĩ ra trong phạm vi Toàn cầu. Khó và rất khó nên không tự hào sao được khi một số nhà Khoa học Việt Nam đã làm được điều tưởng như không thể này. Đặc biệt, cần phải ghi nhận hơn công sức của các nhà sáng chế bỏ ra nếu biết kinh phí để đăng ký sáng chế là một con số không nhỏ.
Nhìn ra thế giới để quay lại với Việt Nam. Trong nước phong trào nộp đơn sáng chế bắt đầu có sự chuyển biến. Xét dưới góc độ trường học, tôi nghĩ ngôi vị số một trong nộp đơn sáng chế không ai có thể vượt qua được Đại học FPT, Viện nghiên cứu công nghệ FPT, trường đại học FPT. Ngoài ra, còn có thể kể đến Đại học Nguyễn Tất Thành, Học viện Quân Y 103, Học viện kỹ thuật quân sự. Điểm mặt doanh nghiệp thì BKAV cũng đã nộp một số sáng chế, tuy nhiên, BKAV tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của đơn vị này trên hệ thống nộp đơn quốc tế.
Sáng chế đóng góp vai trò quan trọng như thế nào cho công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy đất nước thì đã được thế giới kiểm chứng. Vì vậy Nhật Bản, Mỹ, và giờ là Trung Quốc luôn đi tiên phong trong việc đăng ký sáng chế. Do đó, việc các nhà sáng chế Việt Nam tiến ra biển lớn là một bước ngoặt lớn cần được ghi nhận và vinh danh.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan