Lãi suất và nợ xấu ngân hàng: Những dự đoán trong thời kì COVID-19

Nội dung bài viết

Trong bối cảnh tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law đã có những chia sẻ cá nhân với truyền thông về lãi suất và nợ xấu ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

1, Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 gây tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy theo ông, dự đoán lãi suất ngân hàng trong thời gian tới sẽ có những biến động như thế nào?

Trả lời:

Diễn biến Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra những ảnh hưởng thiệt hại đến nền kinh tế, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ có các ưu đãi của ngân hàng trung ương và sự hỗ trợ kịp thời của chính phủ cho doanh nghiệp mà các thiệt hại của ngành tài chính ngân hàng, so với phần còn lại của nền kinh tế, cũng nhẹ nhàng hơn.

Hiện nay, do lạm phát được kiểm soát và do các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế trong thời kì dịch bệnh Covid-19, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng đều vẫn đang giữ ở mức thấp, ổn định so với thời điểm cuối năm 2020. Theo đó, lãi suất ngân hàng ở thời điểm sắp tới sẽ không có nhiều biến động mà giữ mức độ ổn định như hiện nay.

2, Nguyên nhân do đâu dẫn đến sự biến lãi suất theo chiều hướng như vậy?

Trả lời:

Trên thực tế, trong năm nay, lãi suất huy động ngân hàng có thể sẽ tăng nhẹ. Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với cơn bùng dịch bất ngờ, nếu Việt Nam có thể giữ vững phong độ kiểm soát dịch tốt như những lần trước đây, tạo điều kiện cho kinh tế hồi phục tích cực thì nhu cầu vay vốn sẽ tăng trở lại, Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo cung cầu của thị trường; theo đó, lãi suất huy động sẽ được đẩy lên để thu hút tiền gửi, phục vụ nhu cầu cho vay.

Bên cạnh đó, các gói cứu trợ tiền tệ của các nước trên thế giới có thể gây ra áp lực lạm phát khiến lãi suất ngân hàng tăng. Tuy nhiên, những thay đổi này có lẽ sẽ diễn ra khoảng cuối năm nay, ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế vẫn mới đang trong giai đoạn ổn định lại nên lãi suất ngân hàng sẽ chưa có nhiều biến động.

How Do You Know If Your Small Business Has Bad Debt?

3, Kinh tế ảnh hưởng, Doanh nghiệp, khách hàng của Ngân hàng cũng sẽ chao đảo. Liệu điều này có tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho các ngân hàng trong thời gian tới hay không?

Trả lời:

Số doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại trong 4 tháng đầu năm 2021 là 6.744 doanh nghiệp, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này dẫn đến nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, và từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng nợ xấu. Nhiều ngành như nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục, cùng các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc… đều là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chiếm lượng khá lớn trong số các khách hàng của các ngân hàng, do đó, nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.

4, Nguyên nhân và giải pháp cho ngân hàng trong thời gian tới là gì?

Trả lời:

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm hàng hóa trở nên ách tắc, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng xuất đi không bán được hoặc nếu có đầu ra thì lại thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào do các thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu đều dừng hoạt động. Như vậy, có thể thấy, với việc nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì doanh nghiệp là những đối tượng sẽ gặp khó khăn đầu tiên, từ đó, các doanh nghiệp sẽ không có tính thanh khoản do dịch Covid, rồi sẽ dẫn đến nợ xấu.

Vì vây, trước khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, các ngân hàng phải hạn chế, giới hạn cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần kiên trì tuân thủ các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9% (Điều 9 Thông tư 22/2019/TT-NHNN). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%)=Vốn tự có riêng lẻx 100%
Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ

Thứ hai, việc giảm tăng trưởng tín dụng là cơ hội tốt để các ngân hàng điều chỉnh danh mục cho vay hướng tới một khẩu vị rủi ro mới an toàn và bền vững hơn. Thậm chí, đây là thời cơ để các ngân hàng hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản, tiến tới giảm tỷ trọng tín dụng, tăng các tài sản khác, mặc dù đây là điều không hề dễ dàng vì tín dụng luôn được coi là tài sản cơ bản nhất của kinh doanh ngân hàng nhưng nó cũng mang lại nhiều tổn thất nhất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, giảm tỷ trọng tín dụng, giảm thu lãi từ tín dụng, tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ, từ đó, tăng thu từ những hoạt động phi tín dụng luôn là mục tiêu của nhiều ngân hàng.

Trong trường hợp rủi ro tín dụng đã xảy ra, ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.

Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...

Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng: Việc này sẽ khiến các ngân hàng phải hi sinh mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra, nhưng chung lưng cùng doanh nghiệp và cá nhân đang gặp khó khăn vì Covid-19 sẽ giúp họ sớm phục hồi hoạt động, từ đó, không chỉ khách hàng mà cả ngân hàng và nền kinh tế sẽ hồi phục bền vững.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan