Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng dành cho luật sư.

Nội dung bài viết

Bài viết này nêu ra những kinh nghiệm của luật sư khi tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (HĐTD)

- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

(điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010).

- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

(Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

- Hợp đồng tín dung: Hợp đồng tín dụng là việc thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân vay vốn (bên vay), theo đó, tổ chức tín dụng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.

Căn cứ thời gian, đối tượng tín dụng, mức độ tín nhiệm phân loại thành:

+ HĐTD ngắn hạn: dưới 1 năm

+ HĐTD trung hạn: 1-3 năm

+ HĐTD dài hạn: trên 3 năm

+ HĐTD vốn cố định: hình thành vốn cố định

+ HĐTD vốn lưu động: hình thành vốn cố định

+ HĐTD không đảm bảo: tín chấp

+ HĐTD có đảm bảo: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá, bảo lãnh của chủ thể khác.

- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: (Điều 299 Bộ Luật DS 2015)

II. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHỞI KIỆN/THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.Mục đích, yêu cầu

Để đẩy nhanh qua trình xử lý các khoản nợ quá hạn của ngân hàng thông qua việc khởi kiện và thi hành án dân sự nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi có khả năng mất vốn cũng như nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Yêu cầu các đơn vị, bộ phận, cá nhân có liên quan phối hợp trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tham gia xử lý các khoản nợ xấu thông qua việc khởi kiện và thi hành án dân sự. Tích cực, chủ động, tập trung vào công việc, hạn chế những thiếu sót cũng như góp phần giải quyết vụ việc được nhanh chóng.

Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Chi nhánh/ĐVKD cần chuẩn bị các hồ sơ sau trong thời gian tối đa là 07 ngày làm việc:

    • Bản sao công chứng/chứng thực hợp đồng; phụ lục hợp đồng tín dụng;
    • Các bản sao công chứng/chứng thực giấy nhận nợ;
    • Bản sao công chứng/chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ;
    • Bản sao công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất hoặc bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các TS thế chấp khác;
    • Bản sao CC/chứng thực Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất;
    • Bản sao các biên bản định giá TSBĐ.
    • Các Bản sao Thông báo nợ quá hạn;
    • Các Bản sao Thông báo về việc vi phạm nghĩa vụ và yêu cầu trả nợ;
    • Bản sao Thông báo thu giữ tài sản đảm bảo. (khoản 4 điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ qui định như sau: Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
    • Bản sao thông báo hoặc quyết định thu hồi nợ trước hạn (nếu có).
    • Bản sao các bản sao Biên bản làm việc với KH;
    • Bản chính Sao kê dư nợ bao gồm (gốc, lãi, phạt nội+ngoại bảng) của khách hàng tính đến ngày làm đơn khởi kiện;
    • Bản sao các hồ sơ pháp lý về nhân thân KH (sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú, CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước).
    • Bản sao các hồ sơ khác có liên quan.
    • Bản chính Giấy ủy quyền cho cán bộ tham gia giải quyết vụ việc tại Tòa án, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền./.
    • Đối với trường hợp khách hàng cố tình trốn tránh, bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc chuyển địa điểm nơi ở mà không thông báo cho ngân hàng biết thì cần xác định rõ nơi cư trú cuối cùng của khách hàng. (Căn cứ điểm a khoản 1, điều 40 Bộ luật TTDS năm 2015; Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cứ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;).Thủ tục xác minh sẽ do phòng XL&THN tiến hành (hoặc qua thừa phát lại) và chi phí xác minh do các chi nhánh chi trả.

Luật sư thực hiện các công việc sau trong thời gian 05 ngày làm việc:

  • Luật sư xem xét đưa ra ý kiến đánh giá về hồ sơ khởi kiện, các điều kiện để khởi kiện đối với khách hàng xem đã đủ điều kiện hay chưa.
  • Đưa ra ý kiến đề xuất có khởi kiện hay không để báo cáo khách hàng
  • Trên cơ sở tờ trình của chi nhánh, luật sư sẽ có bản báo cáo pháp lý đối với toàn bộ hồ sơ chuẩn bị khởi kiện.
  • Luật sư sẽ soạn thảo đơn khởi kiện để lãnh đạo ngân hàng ký, đóng dấu.
  • Luật sư bổ sung các tài liệu như Điều lệ ngân hàng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hoạt động của HO, Chi nhánh và phối hợp với chi nhánh hoàn thiện các tài liệu khác trong hồ sơ khởi kiện

III. Giai đoạn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án:

  • Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào các Tòa án nơi ngân hàng khởi kiện KH. Tuy nhiên, Luật sư sẽ tích cực thúc đẩy các Tòa án để sớm thụ lý hồ sơ.
  • Khi có thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án, Luật sư có trách nhiệm chuyển thông báo cho Chi nhánh/ĐVKD làm thủ tục nộp tiền tại chi cục THADS và nộp lại bản chính biên lai cho tòa án (thời hạn nộp tiền được ghi trong thông báo của tòa án).

Lưu ý:

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án KDTM là 02 tháng kể từ khi ngày thụ lý (vụ án phức tạp, trở ngại khách quan gia hạn 1 tháng).

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 04 tháng kể từ khi ngày thụ lý (vụ án phức tạp, trở ngại khách quan gia hạn 02 tháng).

Giai đoạn giải quyết tại Tòa án:

  • Khi vụ việc được tòa thụ lý, Luật sư tham gia giải quyết vụ việc tại Tòa án sẽ phải bám sát và tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan để thúc đầy việc giải quyết vụ án một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Luật sư sẽ có các ý kiến tư vấn trong quá trình tham gia tố tụng tại tòa và chuẩn bị luận cứ bảo vệ, bản trình bày và các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của ngân hàng

Giai đọan THA dân sự:

Sau khi có Quyết định, Bản án phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật, CN/ĐVKD phối hợp cùng Luật sư tiến hành các thủ tục THA như sau:

    • Chuẩn bị đơn yêu cầu THA (bản chính).
    • Bản chính các Quyết định/Bản án của Tòa án;
    • Bản sao CC/chứng thực hợp đồng; phụ lục hợp đồng tín dụng;
    • Các bản sao CC/chứng thực giấy nhận nợ;
    • Bản sao CC/chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ;
    • Bản sao CC/chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các TS thế chấp khác;
    • Bản sao CC/chứng thực Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất;
    • Các hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan.
    • Nộp hồ sơ yêu cầu THA tại cơ quan THA.
    • Tham gia cùng cơ quan THA trong quá trình THA.
    • Thường xuyên trao đổi, làm việc thúc đẩy cơ quan thi hành án dân sự tiến hành việc thi hành án theo yêu cầu trong thời gian sớm nhất và nhanh nhất có thể để thu hồi được nợ cho ngân hàng.
    • Phối hợp cùng chi nhánh thực hiện việc hạch toán thu nợ theo đúng qui định và tiến hành giải chấp TSBĐ theo qui định của ngân hàng và qui định của PL.

                                

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan