Không nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định đây chưa phải thời điểm thích hợp để thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký Công văn số 9929/BTC-CST về việc thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, vào ngày 12/8, Bộ GTVT đã có Công văn số 7921/BGTVT-TC gửi Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đề xuất phương án thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

-Ông đánh giá như thế nào về phương án thu phí này? Liệu rằng phương án này có khả thi?

Đường cao tốc là công trình được đầu tư rất lớn, công tác quản lý, bảo trì và tổ chức khai thác đòi hỏi chặt chẽ về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chi phí cao. Ở góc độ là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc sẽ được bảo đảm lưu thông với tốc độ cao và an toàn hơn so với đường bộ thông thường.

Tuy nhiên, đường cao tốc do nhà nước đầu tư là lấy tiền từ ngân sách, mà ngân sách được đóng góp bởi người dân, nếu chúng ta lại tiếp tục thu phí trên những đường cao tốc này thì sẽ không hợp lý, gây cảm giác tận thu cho người dân.

Do các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đều là nguồn vốn vay, lại có thêm những tuyến đường song hành, nên cần cân nhắc phương án thu phí sử dụng đường bộ để có thêm nguồn lực trả nợ sớm và giúp điều hòa, phân bố lại giao thông tại các khu vực, tránh gây quá tải dẫn tới hư hỏng công trình. Nếu mức thu hợp lý, tổ chức thu minh bạch, nhất định người dân sẽ ủng hộ.

PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện nay, người tham gia giao thông đã phải đóng rất nhiều loại phí khi lưu thông, có cả phí đường bộ, vậy áp dụng thêm việc thu phí này sẽ là việc phí chồng phí.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế đang sút giảm nghiêm trọng, dự đoán phải 2 năm nữa mới có thể phục hồi, doanh nghiệp đang khó khăn, vậy chúng ta tiếp tục thu một khoản phí nữa liên quan tới giao thông có hợp lý vào thời điểm này không?

Tôi nghĩ, chúng ta không nên áp dụng loại phí này vào thời điểm này.

- Vậy, theo ông, đâu sẽ là cơ sở để nhà nước thu phí các dự án này?

Theo quan điểm của các cơ quan chức năng, hệ thống đường cao tốc tạo ra sự lựa chọn mới cho người dân, mang lại nhiều lợi ích KT-XH, giúp người dân đi lại nhanh, thuận tiện và tiết kiệm hơn. Sự lựa chọn tốt hơn này cần được trả phí một cách xứng đáng, nhất là khi nhiều nước trên thế giới cũng làm theo cách này.

Bên cạnh đó, do chi phí bảo trì đường cao tốc cao hơn nên việc thu phí cũng sẽ tạo nguồn tiền phục vụ công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc.

Không chỉ tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương mà nếu nhìn rộng ra các tuyến cao tốc khác, việc Nhà nước chỉ đổ tiền để xây dựng, cải tạo, nâng cấp mà không thu phí từ người dân thì về lâu dài sẽ không đủ vốn để tiếp tục, trong khi muốn công nghiệp hóa, phát triển đất nước thì hệ thống đường cao tốc hiện đại là rất cần thiết.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, quan điểm của tôi là đã là con đường do ngân sách nhà nước đầu tư, không nên thu thêm phí nữa.

Tuyến cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, do Nhà nước đầu tư, hiện không thu phí. Ảnh: M.T

Tuyến cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, do Nhà nước đầu tư, hiện không thu phí. Ảnh: M.T

-Nhiều quan điểm cho rằng, nếu chúng ta tiến hành thu phí trên những đoạn đường mà Nhà nước xây dựng sẽ đi lại “vết xe đổ” từ các tranh chấp liên quan đến các dự án BOT vừa qua. Ông nghĩ sao về điều này?

Thời gian vừa qua các tranh chấp liên quan đến dự án BOT chủ yếu với lý do không minh bạch vấn đề chi phí, gây bức xúc cho người dân tham gia giao thông.

Đối với dự án lần này, thực tế hiện nay nhiều tuyến cao tốc ép buộc xe kinh doanh vận tải phải đi vào như tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ, xe ôtô không được đi Quốc lộ 1 mà bắt buộc phải chạy vào cao tốc.

Do đó đề án không nên thu phí với tất cả đường cao tốc mà chỉ nên áp dụng với tuyến đường có sự lựa chọn khác cho người dân. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề minh bạch trong thu phí thì cần áp dụng chế độ thu phí tự động không dừng, có kết nối với dữ liệu của cơ quan nhà nước để kiểm soát lưu lượng xe.

-Vậy trong trường hợp chúng ta phải thu phí thì mức phí nên được tính như thế nào để phù hợp với người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng phải có 2 phương án cho 2 trường hợp cụ thể vì những tuyến cao tốc độc đạo nếu không có sự kiểm soát thì rất nguy hiểm vì người dân không có lựa chọn và so sánh. Do đó, phải thả nổi có điều kiện và trường hợp nào thì được phép thả nổi.

Trong trường hợp có hai đường song song thì người dân có quyền lựa chọn, nếu mức phí cao họ sẽ không sử dụng và chủ đầu tư cũng không thể nâng theo mức của mình được mới đảm bảo được công bằng và bình đẳng. Hiện có nhiều đường cao tốc được xây dựng nhưng nhiều phương tiện vẫn lựa chọn chạy trên đường cũ.

Do đó, phần lớn các dự án BOT thường tránh đường độc đạo. Độc quyền là không thể thả nổi vì trong trường hợp cạnh tranh muốn tồn tại thì nhà đầu tư tự điều tiết.

- Xin cảm ơn ông!

Link bài viết: https://enternews.vn/khong-nen-thu-phi-cao-toc-do-nha-nuoc-dau-tu-180606.html

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan