Kết hôn nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch của mỗi người, như vậy có được không?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Netviet về: Kết hôn nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch của mỗi người, như vậy có được không? Dưới đây là nội dung chi tiết:

Câu hỏi: Tôi hiện sống và làm việc tại Nhật Bản. Tôi đang có ý định tiến tới hôn nhân với một cô gái người Indonesia...Xin hỏi chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện nào của Việt Nam tại Nhật Bản? Thủ tục làm như thế nào? Sau khi kết hôn, chúng tôi có thể sinh sống ở Việt Nam hoặc Indonesia. Nguyện vọng của chúng tôi là vẫn giữ quốc tịch của mỗi người, như vậy có được không?

Luật sư tư vấn:

  1. Thủ tục đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài:

Hai bạn có thể tiến hành đăng kí kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

* Hồ sơ đăng kí kết hôn của mỗi bên (theo Điều 7 Nghị định 24/2013) phải có các giấy tờ sau:

Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền cung cấp);

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người có quốc tịch nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có chồng/vợ;
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người có quốc tịch nước ngoài mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

* Thủ tục tiến hành kết hôn:

- Hai bên đương sự phải trực tiếp mang nộp hồ sơ đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở trên. Trường hợp vì lí do khách quan không thể có mặt thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia nộp hồ sơ.

- Trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (hoặc 45 ngày với trường hợp cần yêu cầu cơ quan hữu quan trong nước xác minh lý lịch), người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao phải ký giấy chứng nhận kết hôn, hoặc từ chối cấp đăng ký kết hôn có nêu rõ lý do.

- Lễ đăng ký kết hôn được tiến hành trong thời hạn 7 ngày sau đó (hoặc 90 ngày nếu đương sự có lý do chính đáng) tại cơ quan đại diện ngoại giao. Đôi bên nam nữ được hỏi lần cuối về sự tự nguyện kết hôn, rồi ký vào giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ chồng được giao một giấy chứng nhận kết hôn.

  1. Việc giữ quốc tịch sau khi kết hôn:

Theo quy định ở Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài sẽ không làm mất quốc tịch của đương sự. Tuy nhiên, Điều 18 Nghị định 78/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam quy định đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam, có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam, thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Do vậy để giữ quốc tịch Việt Nam của mình bạn phải tiến hành đăng kí giữ quốc tịch.

- Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch gồm:

  • Tờ khai Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam do Đại sứ quán Nhật Bản cấp.
  • Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: giấy Khai sinh, giấy chứng minh nhân dân; giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; giấy tờ cư trú tại nước bạn cư trú.

Đối với việc giữ quốc tịch của người bạn gái Indonesia của bạn thì sẽ tuân theo Luật quốc tịch của Indonesia.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan