Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Nội dung bài viết

Câu 1: Hỏi: Tôi là Hoàng Hà My hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Sắp tới, các cháu tôi sẽ về Việt Nam thăm gia đình. Các cháu tôi hiện mang quốc tịch Canada. Chị tôi (mẹ của các cháu) hiện mang song tịch Việt Nam và Canada.

Vậy xin hỏi:

1. Tôi là dì ruột của các cháu có thể đứng ra nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho các cháu được không? (Do chị tôi sẽ không về VN chuyến này với các cháu). Nếu tôi không được quyền hạn đó thì bà ngoại của các cháu có làm được không?

2. Nếu tôi hoặc bà ngoại các cháu được phép xin nhập quốc tịch cho cháu thì hồ sơ xin nhập quốc tịch bao gồm những gì?

3. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc có quyết định được nhập quốc tịch khoảng bao lâu? ( Các cháu tôi chỉ ở trong Việt Nam trong 2 tháng nên tôi cần xem xét cho phù hợp)

Trả lời:

1. Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/03/2010 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 (“Thông tư 05”), không quy định đối tượng nộp hồ sơ mà chỉ quy định việc tiếp nhận hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đứng ra nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho các cháu của mình.

2. Về hồ sơ xin nhập quốc tịch.

Căn cứ khoản 1, Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi năm 2014, hồ sơ xin nhập quốc tịch bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Về thời gian giải quyết hồ sơ, theo quy định tại Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam, thời gian giải quyết, xử lý hồ sơ đăng ký nhập quốc tịch có thể kéo dài tới 03 tháng trong trường hợp hồ sơ không bị từ chối tại bất kỳ cấp thẩm quyền nào.

Câu 2: Tôi là Lê Quang Thủy, quốc tịch Hàn Quốc. Tôi về Việt Nam 4 năm nay, tạm trú ở nhà người thân và đang đi làm cho một công ty nước ngoài, nay tôi muốn xin nhập lại quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn giữ quốc tịch Hàn Quốc có được không? Thủ tục thế nào? Xin luật sư tư vấn.

Trả lời:

Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 19.3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi năm 2014, người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch Hàn Quốc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để được nhập quốc tịch Việt Nam, bạn cần nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đến Sở Tư pháp nơi cư trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Câu 3: Trước kia tôi sống ở Việt Nam, sau đó tôi chuyển sang Australia sống thì tôi không còn quốc tịch Việt Nam nữa , tôi có quốc tịch Australia. Tôi đã sống ở Australia được 30 năm rồi, hiện tôi muốn trở về Việt Nam định cư lâu dài , luật sư cho tôi hỏi làm cách nào để có được quốc tịch Viêt Nam?

Trả lời:

Bạn đã xin thôi quốc tịch Việt Nam, đã có quốc tịch Australia và đã sinh sống ổn định ở Australia một thời gian dài. Do đó, để được nhập tịch lại vào Việt Nam, về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 19.3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi năm 2014, bạn phải thôi quốc tịch Australia trước khi nhập quốc tịch Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn có thể nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở tư pháp nơi bạn cư trú tại Việt Nam.

Câu 4: Trước đây anh trai tôi vượt biên qua Mỹ và định cư bên đó. Nay anh muốn xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Mỹ. Trường hợp của anh tôi có thể nhập lại quốc tịch được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Mong luật sư giúp đỡ giải đáp giùm vấn đề trên.

Trả lời:

Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 19.3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi năm 2014, anh của bạn phải thôi quốc tịch Mỹ trước khi nhập quốc tịch Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là cơ quant ư pháp cũng có thể không chấp thuận cho anh bạn nhập lại quốc tịch Việt Nam nếu xét thấy việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Về trình tự, thủ tục, Anh của bạn có thể nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở tư pháp nơi bạn cư trú tại Việt Nam. Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan