Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Nội dung bài viết

Hiệp định được ký kết ngày 26/02/2009 chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 khi Thái Lan, nước thành viên cuối cùng của ASEAN nộp văn kiện phê chuẩn Hiệp định ATIGA cho ban Thư ký ASEAN. Như vậy, toàn bộ các nước thành viên ASEAN đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định ATIGA.

ATIGA điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

– Hiệp định bao gồm các mục tiêu chính như:

+ Xóa bỏ hàng rào thuế quan:

Đối với hiệp định AFIGA, đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ này và 7% tổng số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018. Tuy nhiên chính sách mở cửa và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa cũng gây ra không ít những thách thức gay gắt cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Từ năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi nhanh vwois những diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực, tác động sâu săc đến nền kinh tế, xã hội, tạo ra những cơ hội to lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm.

+ Xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch…: Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Bru-nei, In-đô-nê-si-a, Ma-lai-si-a, Philipine, Sin-ga-po và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế). Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam như mía đường… được phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018.

+ Xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

ATIGA – Lộ trình cam kết đến 2018

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

Về cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN, nhằm minh bạch hoá các chính sách liên quan đến thương mại hàng hoá, Điều 13 quy định các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thương mại như các quy định, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, biểu thuế, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, danh sách thương nhân hợp pháp trong ASEAN… phải được công bố trên trang web của ASEAN. Điều này quy định Ban thư ký ASEAN là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu đó.

Về tự do hoá thuế quan, ngoài những quy định kế thừa về lộ trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA và các Nghị định thư sửa đổi bổ sung (các nước ASEAN 6 gồm Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái lan sẽ xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, các nước CLMV vào năm 2015 với một số linh hoạt đến năm 2018), ATIGA quy định cụ thể hơn dòng thuế được linh hoạt lùi thời hạn xoá bỏ đến năm 2018 đối với các nước CLMV là 7% số dòng thuế thuộc danh mục cắt giảm và các nước này cũng được lùi thời hạn công bố lộ trình xoá bỏ thuế quan tổng thể thêm 6 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

ATIGA quy định trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất hay đặc biệt các nước thành viên có quyền điều chỉnh hoặc ngừng cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xoá bỏ thuế quan tại Điều 19. Các nước thành viên khác có quyền yêu cầu tham vấn hay đàm phán với nước có điều chỉnh hay tạm ngừng cam kết thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên yêu cầu đền bù chỉ được đặt ra với các nước có quyền lợi cung cấp đáng kể (là nước đạt mức xuất khẩu bình quân trong ba năm bằng 20% tổng nhập khẩu mặt hàng liên quan từ ASEAN vào thị trường nước yêu cầu điều chỉnh hay tạm ngừng cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xoá bỏ thuế quan) và nếu yêu cầu đền bù trong trường hợp này không được đáp ứng thì nước có quyền lợi cung cấp đáng kể được quyền áp dụng biện pháp trả đũa ở mức độ tương đương thông qua ngừng hoặc điều chỉnh ưu đãi đối với nước đó. Quy định về nghĩa vụ hồi tố được tiếp tục kế thừa Hiệp định CEPT/AFTA, theo đó mỗi thành viên có nghĩa vụ ban hành văn bản pháp lý thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan từ ngày 01/01 hằng năm, trong trường hợp ban hành văn bản muộn hơn ngày 01/01 thì nước đó mặc nhiên phải chấp nhận áp dụng hồi tố từ ngày 01/01, quy định này nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ một cách công bằng mà không vì lý do khách quan hay chủ quan nào khác.

Về quy tắc xuất xứ, ATIGA kế thừa toàn bộ Bộ quy tắc xuất xứ đã được sửa đổi và quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định CEPT/AFTA, ngoài tiêu chí xuất xứ thuần tuý, cộng gộp với 40% hàm lượng khu vực đã được quy định như trước đây, các quy định về chuyển đổi mã số thuế, quy tắc xuất xứ cụ thể (PSR) được quy định linh hoạt hơn nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc cam kết nội khối phải tương đương hoặc thuận lợi hơn so với cam kết dành cho các nước đối tác trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng. ATIGA cũng quy định về việc thành lập Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ chịu trách nhiệm đám phán và giám sát việc thực thi các cam kết về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA.

Về các biện pháp phi thuế quan, được quy định tại Chương 4, theo đó các nước còn áp dụng hạn ngạch thuế quan sẽ dỡ bỏ TRQ (hạn ngạch thuế quan) theo ba gói thống nhất với Chương trình làm việc về xoá bỏ hàng rào phi thuế quan. Các nước thành viên ASEAN sẽ xoá bỏ hàng rào phi thuế quan theo ba gói với thời gian quy định cụ thể tại Điều 42 của Hiệp định: Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái lan sẽ xoá bỏ lần lượt vào các năm 2008, 2009 và 2010; Philippines xoá bỏ lần lượt vào các năm 2010, 2011, 2012; các nước CLMV xoá bỏ lần lượt vào các năm 2013, 2014, 2015, có linh hoạt tới năm 2018.

Về quy định thể chế, kế thừa quy định của Hiệp định CEPT/AFTA, ATIGA quy định Hội đồng AFTA là cơ quan giám sát thực hiện Hiệp định.Thành viên của Hội đồng AFTA gồm cấp Bộ trưởng của quốc gia thành viên và Tổng thư ký ASEAN. Điều 10 cũng quy định Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM) giúp việc cho Hội đồng AFTA thông qua Uỷ ban điều phối thực hiện Hiệp định ATIGA và các cơ quan chuyên trách khác. Ở mỗi nước thành viên thành lập một cơ quan AFTA quốc gia làm đầu mối giám sát các vấn đề trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Với mục tiêu xóa bỏ các rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển hàng hóa trong nội khối ASEAN, các nước ASEAN đã thống nhất tạo ra một hành lang pháp lý cao nhất trong tự do hóa thuế quan trong khu vực, giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài khu vực có thể phát triển kinh doanh một cách tốt nhất với nhiều nguồn nguyên liệu phong phú và giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơnHiệp định ATIGA là thành tựu to lớn, góp phần thiết lập thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất để xây dựng AEC vào năm 2015 cũng như góp phần thúc đẩy thương mại nội khối thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt thời gian và chi phí kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận cho khối doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên viêc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh, thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn đối với các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm.

Cùng với quá trình hội nhập, việc giảm thuế sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN. Tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các DN trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước. Các sản phẩm nông sản đặc trưng của Việt Nam (gạo, cao su, càphê…) cũng sẽ có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Theo số liệu tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản cả nước năm 2014 đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó có 10 mặt hàng nông lâm sản đạt kimngạch xuất khẩu lớn từ trên 1 tỷ USD cho tới 6 tỷ USD. Riêng giá trị tôm xuất khẩu trong năm 2014 đạt tới 4 tỷ USD và trở thành mặt hàng có giá trị chiếm 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của năm 2014…

Nhưng thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng không ít, mấu chốt là hiện nay phần lớn các DN xuất khẩu nông sản Việt Nam đều hướng tới sản phẩm thô; bản thân các DN lại không chủ động được thị trường. Các dòng thuế quan được gỡ bỏ vừa là lực đẩy khiến nhiều sản phẩm của Việt Nam vươn xa, nhưng cũng là lực hút đối với hàng hóa nước ngoài. Theo cam kết đến năm 2018 sẽ có tới 90% dòng sản phẩm nhập khẩu thuế suất bằng 0%, các sản phẩm công nghiệp hóa mới của Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh nổi. Thậm chí cả những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản và hàng tiêu dùng cũng có nguy cơ mất chỗ đứng, khi phải cạnh tranh với các mặt hàng của Thái Lan, Campuchia. Theo các chuyên gia kinh tế, các DN Việt Nam đang thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho hội nhập vào khu vực ASEAN

Để ứng phó với tình hình này, giới chuyên gia cho rằng, DN cần xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, kiểm soát chất lượng, giấy chứng nhận… để tự phòng vệ cho chính mình. Quan trọng hơn, cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm. Bởi vì, việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các DN và hàng xuất khẩu Việt Nam.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan