Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)

Nội dung bài viết

- Mục đích của Hiệp định là thúc đẩy hợp tác trong nội bộ khu vực ASEAN, hướng tới các mục tiêu:

+ Xóa bỏ rào cản thương mại;

+ Đẩy mạnh hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ;

- Từ thời điểm ký kết AFAS (từ năm 1995) đến nay, có 9 gói cam kết, lần lượt được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2015.

- Các cam kết về tự do hóa thương mại bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch.

Đến nay, các nước ASEAN đã ký gần 10 gói cam kết về thương mại dịch vụ. Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết trong khuôn khổ WTO.Nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác dịch vụ giữa các nước thành viên ASEAN, nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh của khối, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã và đang được thực thi với cam kết mở cửa hoàn toàn đối với 128 phân ngành.

Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết trong khuôn khổ WTO. Việt Nam tham gia AEC sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực dịch vụ. Việt Nam đã cam kết tự do hóa nhiều phân ngành dịch vụ ưu tiên hội nhập như: Du lịch, y tế, công nghệ thông tin và logistic.

Cụ thể: Với ngành Y tế, Việt Nam đồng ý xỏa bỏ yêu cầu vốn để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam. Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam không cam kết rộng hơn so với WTO, ngoại trừ cho phép góp vốn nước ngoài lên tới 70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng. Mặt khác, với du lịch, đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour, mặc dù Việt Nam có đặt ra yêu cầu doanh nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng không hạn chế số vốn góp của nước ngoài.

Việt Nam cũng yêu cầu hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp FDI phải là công dân Việt Nam. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài.Đáng chú ý, Việt Nam mở cửa thêm dịch vụ công viên chủ đề (theme park) để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này, từ đó nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Việt.

Việt Nam cho phép vốn FDI lên tới 70% trong liên doanh nhưng duy trì khả năng phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khi đầu tư xây dựng, vận hành công viên.Vận tải hàng không là lĩnh vực hội nhập chuyên ngành đặc thù trong ASEAN.Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt Nam như trong WTO.Doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không.

AEC ra đời sẽ là bước ngoặt, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á. AEC được định hướng sẽ trở thành một khu vực kinh tế ổn định và là thị trường thống nhất của 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), thúc đẩy sự lưu thông tự do của hàng hóa, vốn, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong các nước với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng; các rào cản pháp lý về ngăn cản thương mại, thu hút đầu tư của một nước ASEAN này trên một nước ASEAN khác được dỡ bỏ, mang lại cơ hội lớn cho các nước ASEAN thông qua một thị trường rộng lớn và bình đẳng.

AEC tác động tích cực đến du lịch Việt Nam, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia trong khu vực. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp trong khối có thể hợp tác, liên doanh với nhau sẽ phát triển được sản phẩm du lịch ASEAN; góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho Việt Nam, đồng thời tranh thủ được nguồn khách nối tour trong khu vực để tăng thêm sức hấp dẫn.Đáng chú ý, Việt Nam mở cửa thêm dịch vụ công viên chủ đề (theme park) để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này, từ đó nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Việt. Việt Nam cho phép vốn FDI lên tới 70% trong liên doanh nhưng duy trì khả năng phân biệt đối xử giữa DN trong nước và nước ngoài khi đầu tư xây dựng, vận hành công viên.Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia vào AEC, kinh tế của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5%, người tiêu dùng có cơ hội được dùng các loại hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn, dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam hứa hẹn sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước.

Các thủ tục xuất, nhập khẩu cũng sẽ bớt rườm rà hơn và việc, tiến tới cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN thông quan hàng hóa sang các thị trường ASEAN. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Vận tải hàng không là lĩnh vực hội nhập chuyên ngành đặc thù trong ASEAN.Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt Nam như trong WTO.Doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn như sau:

Thứ nhất,Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển, các DN Việt Nam đứng trước 5 thách thức là cạnh tranh về hàng hóa, cạnh tranh về dịch vụ, cạnh tranh về thu hút đầu tư, đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu với chất lượng hàng hóa cũng như phương thức kinh doanh ngày càng cao.

Thứ hai, người lao động Việt Nam có năng suất làm việc và kỷ luật lao động thuộc tốp thấp nhất trong khu vực. Thiếu lao động có trình độ, kỹ năng cao.

Thứ ba, sự chuẩn bị của Việt Nam khi bước vào “sân chơi chung” AEC và TPP tuy đã và đang diễn ra nhưng vẫn còn chậm so với tốc độ chung, nhiều chính sách còn chậm được sửa đổi và ban hành; việc quan tâm, tìm hiểu và đề ra các bước đi thích hợp của rất nhiều DN về AEC và TPP còn rất ít, nhiều người còn rất mơ hồ về AEC và TPP

Chỉ không lâu nữa, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế đối với các mặt hàng thường được loại trừ ra khỏi phạm vi các hiệp định FTA truyền thống như: Xăng dầu, thuốc lá. Chậm nhất là tới năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ các biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá. Đặc biệt, khi AEC hình thành, rất nhiều sáng kiến như: Cơ chế hải quan một cửa ASEAN, hệ thống tự chứng nhận xuất xứ, hài hòa hóa tiêu chuẩn và công nhận lẫn nhau... sẽ được triển khai. Chưa kể, ASEAN còn đẩy mạnh việc xử lý các biện pháp phi thuế quan và thúc đẩy cơ chế giải quyết tranh chấp; về dịch vụ và đầu tư, hướng tới mức độ tự do hóa cao, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, thông qua Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Và đương nhiên, khi không còn những ngăn cách về biên giới kinh tế, hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEAN thì bất cứ DN hay nhà đầu tư nào của ASEAN đều có cơ hội và thách thức như nhau trong thị trường chung AEC.

Không có cách nào khác là Việt Nam phải thực sự nỗ lực để thích nghi. Để biến cơ hội thành hiện thực phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ phải nỗ lực vượt qua những sóng gió lớn, để nâng cao vị thế của mình; cần phải có những cải cách triệt để, trong đó chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, tuyên truyền phố biến là yếu tố quan trọng và then chốt để phát triển bền vững. Ngoài ra, cần theo dõi sát sao các thông tin, lộ trình cam kết về AEC, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... từ đó đưa ra định hướng đúng, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. Quan trọng hơn, cộng đồng DN phải có lộ trình thích nghi, thay đổi phù hợp bởi nếu rào cản thuế quan được gỡ bỏ hoàn toàn và mang lại lợi ích kinh tế lớn thì quy tắc xuất xứ nổi lên như một rào cản mới. Và để được hưởng các ưu đãi trên thì hàng hóa các nước trong khối ASEAN phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ theo tỷ lệ được quy định với từng mặt hàng. Để có thể thích nghi được vào “sân chơi chung” AEC và TPP, Việt Nam sẽ còn rất nhiều việc phải làm ngay từ những tháng đầu năm 2015. Tuy không thể giải quyết ngay trong “ngày một, ngày hai” nhưng đã tới lúc các ngành, các cấp, cũng như mỗi DN cần phải khởi động để cởi bỏ dần những nỗi lo khi hai cơ hội vàng AEC và TPP đang dần trở thành hiện thực.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan