Hành vi làm giả hồ sơ thuốc, bị xử lý thế nào?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trong Chương trình Hiểu Đúng - Làm Đúng trên kênh truyền hình quốc hội về tình huống làm giả hồ sơ thuốc. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Tú tốt nghiệp trung cấp dược, bị người nhà dụ dỗ, anh Tú tham gia vào đường dây làm giả hồ sơ 1 loại thuốc của một công ty dược và sau khi sự việc bị vỡ lở, anh Tú liền gặp luật sư để xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Xét hành vi của bạn: làm giả hồ sơ thuốc (nhập từ Ân Độ nhưng lại tạo nguồn nhập từ Canada). Bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

Tùy vào mức độ của hành vi mà bạn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; phạt tù từ hai năm đến năm năm; phạt tù từ bốn năm đến bảy năm; …

Trước hết bạn nên đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo sự việc một cách thành khẩn để có thể nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan