Chiều ngày 16/6/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật hoà giải, đối thoại tại Toà án với kết quả biểu quyết là 436/455 đại biểu tán thành (Chiếm 90.27% tổng số đại biểu Quốc hội). Cụ thể Luật có bố cục gồm 4 chương với 42 điều quy định về hòa giải, đối thoại trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…
Đặc biệt, Luật này không điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được các Luật khác quy định.
Ngoài ra, Luật gồm những nội dung chính và đáng chú ý như sau:
Về phạm vi điều chỉnh, Luật có quy định chi tiết các nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hoà giải, đối thoại tại Toà án; quyền và nghĩa vụ của Hoà giải viên tại Toà án, các bên tham gia vào hoạt động này tại Toà án; trách nhiệm của Toà án.
Đồng thời, Luật còn quy định, hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc, thời gian và cách thức thực hiện hoạt động hoà giải, đối thoại tại Toà án như sau:
Về thời điểm thực hiện công tác hoà giải, đối thoại, theo quy định, hoạt động này diễn ra trước khi Toà án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động ; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;… Tuy nhiên Luật này không áp dụng đối với hoạt động hoà giải, đối thoại đã được luật khác quy định.
Về “tiếng nói, chữ viết” dùng trong hoà giải, đối thoại là tiếng việt.Ngoài ra Luật cũng quy định chi tiết cho từng trường hợp, tránh xảy ra vấn đề bất đồng ngôn ngữ dẫn đễn quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng. Trường hợp người tham gia hoà giải, đối thoại dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình thì họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị hoà giải viên bố trí phiên dịch cho mình. Đối với người tham gia hoà giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật và phải có người biết về ngôn ngữ ký hiệu, chữ dành cho người khuyết tật để dịch lại và đó cũng được coi là người phiên dịch.
Về nguyên tắc hoà giải, đối thoại tại Toà án, Luật quy định các bên tham gia trên cơ sở tự nguyện; tôn trọng tự nguyện thoả thuận, thống nhất của các bên;không được ép buộc các bên thoả thuận, thống nhất trái với ý chí của họ; Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hoà giải, đối thoại; Bảo đảm bình đẳng giới, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong Hoà giải, đối thoại tại Toà án;Nội dung thoả thuận hoà giải, thống nhất không được vi phạm điều cấm của Luật, không trái với đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp với nhà Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra còn có các nguyên tắc trong phương thức thực hiện và hoà giải viên.
Về bảo mật thông tin, Luật quy định trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại
Về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp như pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch; chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài…
Về chấm dứt hoà giải, đối thoại tại Toà án, theo Luật, việc hoà giải đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: Hoà giải thành, đối thoại thành; các bên không đạt được thoả thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung tranh chấp, khiếu kiện hoặc chỉ thoả thuận, thống nhất được một phần tranh chấp, khiếu kiện,…
Thời hạn hoà giải, đối thoại không quá 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định. Riêng các vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày… Đặc biệt, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại nhưng không quá 02 tháng…
Ngoài ra Luật cũng quy định về các hoà giải viên:
Hòa giải viên có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ thì được khen thưởng. Đồng thời, nếu vi phạm các quy định thì tùy theo mức độ, có thể bị khiển trách hoặc buộc thôi làm Hòa giải viên.
Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021