Giấy phép Môi trường đối với dự án đầu tư mở rộng của doanh nghiệp FDI

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư và lập nhà máy sản xuất tại Đồng Nai trong lĩnh vực may mặc.

Chúng tôi có thực hiện sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư (IC) để mở rộng qui mô sản xuất như sau:

Giai đoạn I: Sản xuất may trang phục và dệt sản phẩm. Qui mô 45 triệu sản phẩm/năm

Giai đoạn II (mở rộng thêm ngành nghề): sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động bằng vải. Qui mô 75 triệu sản phẩm/năm. (KHông bao gồm giặt và nhuộm sản phẩm)

Mục đích mở rộng giai đoạn II: để chủ động sẵn sàng sản xuất sản phẩm trong trường hợp dịch bệnh Covid tăng cao và đơn hàng sản xuất nội y thấp và phải duy trì việc làm cho người lao động cũng như linh hoạt trong kinh doanh của nhà máy.

IC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: giai đoạn II lắp đặt máy móc thiết bị sẵn sàng đưa vào sử dụng vào 08/2021.

Trong hồ sơ đề nghị sửa IC, Công ty đã trình bày tận dụng toàn bộ các máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ để may và gia công quần áo các loại để may hàng khẩu trang và đồ bảo hộ trên. Qui mô của hàng quần áo may mặc trước đó không thay đổi.

Tuy nhiên sau khi dịch bệnh tạm lắng thì doanh nghiệp vẫn duy trì tốt các đơn hàng may mặc quần áo và chưa nhận đơn may hàng khẩu trang và đồ bảo hộ, vì vậy doanh nghiệp xác nhận là chưa sản xuất ra sản phẩm của giai đoạn II.

Vậy SBLAW tư vấn giúp chúng tôi:

-Khi doanh nghiệp sửa đổi IC để mở rộng qui mô sản xuất thì Doanh nghiệp có phải thực hiện xin cấp Giấy phép Môi trường không? Thời gian phải thực hiện theo qui định nào?

-Trong trường hợp Doanh nghiệp chưa thực hiện sản xuất cho giai đoạn II thì Doanh nghiệp có cần làm thủ tục trên không hay chỉ cần làm báo cáo tiến độ gửi Ban Quản lý khu công nghiệp giái trình tình hình thực hiện dự án?

-Các căn cứ pháp lý về luật bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào?

Trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau:
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (áp dụng đối với trường hợp Dự án của doanh nghiệp đề xuất tăng quy mô sản xuất và được chấp thuận vào năm 2021) và hiện tại là Điểm a, Khoản 4, Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) thì trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có sự thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường, chủ đầu tư có nghĩa vụ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Theo quy định hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 2, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ thì mức độ thay đổi tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện... thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải thực hiện yêu cầu đánh giá tác động môi trường nêu trên.
Do vậy, trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam, tiến hành điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để tăng quy mô sản xuất ở giai đoạn II lên đến 75 triệu sản phẩm/năm thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, hiện tại, quy định pháp luật Việt Nam không ấn định trong thời hạn bao nhiêu lâu, kể từ ngày điều chỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì chủ đầu tư sẽ phải thực hiện yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
Quy định pháp luật chỉ yêu cầu, trước khi vận hành thì mình phải hoàn tất việc đánh giá tác động môi trường và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép môi trường.
Cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp chưa triển khai giai đoạn II của dự án thì chưa bị coi là vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, khi tiến hành giải trình với cơ quan chức năng về cấp phép đầu tư, doanh nghiệp nên có giải trình thỏa đáng về lý do chậm triển khai dự án đầu tư và có thể sẽ phải cân nhắc xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp mình triển khai chậm hơn so với tiến độ dự án đã được cấp phép.
Xem thêm:
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan