1. Creative commons là gì?
Creative commons là một tổ chức phi lợi nhuận có thẩm quyền cấp phép cho việc sử dụng và chia sẽ kiến thức và sự sáng tạo thông qua các công cụ pháp lý miễn phí.
http://creativecommons.org/about
2. Nhiệm vụ của Creative Commons là gì?
Creative Commons phát triển, hỗ trợ và quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp lý để tối ưu hóa việc sáng tạo, chia sẻ dưới dạng kỹ thuật số.
3. Mục tiêu của Creative Commons là gì?
Mục tiêu của Creative Commons không gì khác hơn là phát huy tối đa tiềm năng của internet – khả năng truy cập toàn cầu để nghiên cứu và giáo dục, sự tham gia đầy của văn hóa – thúc đẩy thời kỳ mới của sự phát triển, tăng trưởng và năng suất lao động.
4. Làm thế nào để tôi cho phép người khác sao chép và phân phối tác phẩm của mình theo Creative Commons?
Bằng việc tham khảo các điều kiện được định sẵn phù hớp với yêu cầu của bạn và lựa chọn loại giấy phép Creative commons tương thích, bạn có thể dễ dàng chia sẽ tác phẩm của bạn.
5. Các điều kiện được định sẵn của Creative Commons là gì?
Để tạo thuận lợi cho bạn cũng như những chủ sở hữu tác phẩm khác, Creative Commons đã định sẵn 4 loại điều kiện để bạn tham khảo khi cho phép người khác sử dụng tác phẩm của bạn. Cụ thể gồm:
Ghi nhận đóng góp – by: Bạn cho phép người khác sao chép, phân phối, truyền đạt, và trình diễn các tác phẩm thuộc quyền tác giả của bạn và các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm này và thậm chí là sử dụng với mục đích thương mại theo cách thức được quy định bởi tác giả hoặc người cấp phép.
Chia sẻ với Điều kiện Như nhau -sa: Khi bạn sửa đổi, thay đổi hoặc xây dựng dựa trên tác phẩm theo điều kiện này, bạn có thể phân phối tác phẩm là kết quả của việc sử dụng tác phẩm gốc theo giấy phép giống hoặc tương tự giấy phép mà bạn được cấp từ tác phẩm gốc
Phi Thương mại – nc: Bạn cho phép người khác sử dụng tác phẩm của bạn chỉ với mục đích phi thương mại.
Không Phái sinh – nd: Người được bạn cho phép sử dụng tác phẩm của mình theo điều kiện này không được phép làm biến đổi tác phẩm của bạn cũng như không được tạo ra tác phẩm phái sinh từ việc sử dụng này.
6. Giấy phép Creative Commons là gì?
Là cách mà bạn hoặc bất kỳ chủ thể nào khác từ cá nhân cho đến các công ty lớn cũng như các viện nghiên cứu cấp quyền sử dụng tác phẩm đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu dựa trên các điều kiện đã định sẵn.
7. Có bao nhiêu loại giấy phép Creative commons?
Hiện nay đang có 6 loại giấy phép Creative commons khác nhau phù hợp với các điều kiện cũng như phạm vi cấp phép khác nhau tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người cấp phép. Các loại giấy phép này bao gồm:
Giấy phép ghi nhận đóng góp (cc by): Giấy phép này cho phép người khác phân phối, phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên Tác phẩm của Bạn, ngay cả với mục đích thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín của Bạn đối với sáng tạo nguyên gốc. Đây là giấy phép sử dụng điều kiện ưu đãi nhất trong các loại Giấy phép được đề nghị. Đưa ra việc sử dụng và phổ biến tối đa các tài liệu được cấp phép.
Giấy phép Ghi nhận đóng góp Chia sẻ với Điều kiện Như nhau (cc by sa): Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của Bạn ngay cả vì các lý do thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín cho Bạn và cho phép cấp phép các tác phẩm sáng tạo mới theo các điều khoản giống hệt Giấy phép này. Giấy phép này thường được so với các Giấy phép “copyleft” và Giấy phép phần mềm nguồn mở. Tất cả các tác phẩm mới dựa trên tác phẩm của Bạn cũng sẽ sử dụng cùng Giấy phép này, để bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ được cho phép sử dụng vì mục đích thương mại. Đây là giấy phép được sử dụng bởi Wikipedia và Giấy phép này đưa ra các tài liệu sẽ đưa lại lợi ích từ nội dung kết hơp từ Wikipedia và các dự án được cấp phép tương tự.
Ghi nhận đóng góp Không Phái sinh (cc by-nd): Giấy phép này cho phép phân phối lại, cả với mục đích Thương mại lẫn Phi Thương mại, với điều kiện Tác phẩm của Bạn không bị thay đổi và giữ nguyên gốc, có nâng cao uy tín cho Bạn.
Ghi nhận đóng góp Phi Thương mại (cc by-nc): Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của Bạn với mục đích Phi Thương mại, và mặc dù các tác phẩm mới của họ cũng phải Ghi nhận Đóng góp của Bạn và với mục đích Phi Thương mại, họ sẽ không được cấp phép các tác phẩm phái sinh của họ với điều kiện tương tự.
Ghi nhận đóng góp Phi Thương mại Chia sẻ với Điều kiện Như nhau (cc by-nc-sa): Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của Bạn với mục đích Phi Thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín của Bạn và cho phép cấp phép đối với các tác phẩm sáng tạo mới của họ theo các điều khoản giống hệt.
Ghi nhận đóng góp Phi Thương mại Không Phái sinh (cc by-nc-nd): Giấy phép này là loại giấy cấp phép hạn chế nhất trong số sáu loại Giấy phép chính của Creative Commons, cho phép người khác tái phân phối. Giấy phép này chỉ cho phép người khác tải về các tác phẩm của Bạn và chia sẻ chúng cho người khác với điều kiện chúng phải làm tăng uy tín của bạn và người được cho phép không được thay đổi tác phẩm của bạn theo bất kì cách nào hoặc sử dụng chúng với mục đích thương mại.
8. Giấy phép Creative commons có thể thay thế quyền tác giả?
Không. Các giấy phép Creative Commons không phải để thay thế quyền tác giả, mà nó hoạt động song song với quyền tác giả. Bạn vẫn là người nắm giữ quyền tác giả đối với các tác phẩm do bạn sáng tạo ra, nhưng bạn tự nguyện cho phép người khác sao chép và nhân bản tác phẩm của mình với điều kiện là các hành vi này sẽ làm tăng uy tín của bạn.
9. Liệu việc cấp phép Creative Commons có trái với pháp luật của Việt Nam.
Không. Pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền của bạn đối với các tác phẩm thuộc sở hữu của bạn. Pháp luật Việt Nam cũng đồng thời thừa nhận và bảo vệ quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo các cách không trái với các quy định của pháp luật.
Việc bạn tự nguyện cấp phép Creative Commons cho một và/hoặc nhiều người là sự tự do ý chí của bạn. Pháp luật Việt Nam hoàn toàn không ngăn cấm điều này.
10. Làm thế nào để tôi có thể biết một tác phẩm đã được cấp phép Creative Commons hay không?
Bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm Creative Commons vốn được tích hợp sẵn trong trình duyệt Mozilla Firefox. Bạn có thể tham khảo hình dưới đây để biết được cách lựa chọn chức năng tìm kiếm Creative Commons (Vùng khoanh đỏ):
11. Liệu tôi có thể được cấp phép Creative Commons để sử dụng một tác phẩm bởi Creative Commons hay không?
Không? Creative Commons chỉ là một tổ chức phi lợi nhuận không có bất kỳ chức năng nào để có thể thay mặt chủ sở hữu tác phẩm thực hiện việc cấp phép.
Bạn phải hiểu rằng chỉ có duy nhất chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được họ ủy quyền hợp pháp mới có quyền cấp phép dù là giấy phép sử dụng thông thường hay giấy phép Creative Commons. Do đó, bạn nên đảm bảo chắc chắn rằng tác phẩm mà bạn đang có ý định sử dụng đã được cấp phép hợp pháp để tránh xâm phạm quyền của người khác.