Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà

Nội dung bài viết

Được biết hàng nghìn chủ đầu tư điện mái nhà đã nhận được thông báo của Công ty Điện lực ở các tỉnh như Bình Dương, Long An, Bình Thuận… về việc tạm dừng thanh toán cho các chủ đầu tư do hệ thống ĐMTMN chưa bổ sung các hồ sơ còn thiếu gồm: hồ sơ an toàn công trình xây dựng và hồ sơ an toàn phòng chống cháy nổ. Theo đó, EVN sẽ dừng thanh toán tiền điện đối với phần sản lượng phát sinh từ ngày 1/03/2022, dừng mua điện đối với Hệ thống ĐMTMN thiếu hồ sơ pháp lý.

Tuy nhiên đại diện các doanh nghiệp cho biết họ không làm sai luật. Lý do tại thời điểm đầu tư từ năm 2020 trở về trước các nhà đầu tư căn cứ vào chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về các chính sách khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để đầu tư mà không nhận được bất kỳ hướng dẫn/cảnh báo/ngăn chặn...nào từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để tháo gỡ những khó khăn, trăn trở của doanh nghiệp, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này. Dưới đây là nội dung chi tiết: 

Câu hỏi: Quyết định dừng thanh toán tiền điện, cũng như dừng mua điện của EVN với các chủ đầu tư điện áp mái nếu thiếu thủ tục bổ sung từ sau 31/3/2021 liệu có hợp lý và đúng với quy định của pháp luật về thời gian ban hành và áp dụng văn bản?

Luật sư trả lời:

Khoản 5, khoản 6 Điều 7 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam quy định các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện mặt trời phải bảo đảm an toàn về kết cấu, an toàn về công trình theo các quy định hiện hành. Việc đầu tư xây dựng dự án trên mái nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Mái nhà hoặc kết cấu công trình xây dựng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời phải chịu được tải trọng và kết cấu của các tấm pin năng lượng mặt trời và các phụ kiện kèm theo.

b) Bảo đảm các quy định an toàn về điện theo quy định của pháp luật.

c) Bảo đảm giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.

Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam quy định:

Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành

Theo đó, các tổ chức, đầu tư cá nhân cần tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ.

Ireland's state power supplier is planning a major leap into solar energy

Điểm a, Khoản 1 Điều 5 các Hợp đồng mua bán điện ký kết với đại diện EVN quy định trách nhiệm của bên bán điện là “Đảm bảo thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng điện năng, an toàn điện, xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ”.

Vì vậy, việc EVN quyết định dừng thanh toán tiền điện, cũng như dừng mua điện từ các chủ đầu tư điện áp mái nếu thiếu thủ tục bổ sung từ sau 31/03/2022 là có căn cứ.

Tuy nhiên, việc xin cấp giấy phép xây dựng và Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các công trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà hiện nay còn rất nhiều vướng mắc:

  • Về hồ sơ an toàn công trình xây dựng:

Theo Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì các công trình điện mặt trời mái nhà không thuộc danh mục công trình được miễn giấy phép xây dựng. Nhưng lại chưa có quy định, quy chuẩn về an toàn điện mặt trời, chưa có quy định để xác định công suất của dự án điện mặt trời mái nhà làm cơ sở để thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế và cấp phép xây dựng. Việc lắp đặt điện mặt trời được thực hiện theo “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà” do Bộ xây dựng ban hành

  • Về hồ sơ an toàn phòng cháy chữa cháy:

Hiện nay, tất cả các dự án điện mặt trời mái nhà đang đấu nối vào lưới điện 22kV. Tại Mục 18 phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy vá chữa cháy thì nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên thuộc danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. Do đó, các dự án điện mặt trời mái nhà không thuộc diện phải xin cấp Giấy phép phòng cháy và chữa cháy.

Ray Kurzweil: Solar Will Power the World in 16 Years - Big Think

       Như vậy, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc cấp Giấy phép xây dựng và Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các công trình điện mặt trời mái nhà khiến cho các nhà đầu tư gặp nhiều lúng túng, do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, tháo gỡ khó khăn mà các nhà đầu tư đang gặp phải.

Câu hỏi: Với chế tài mang tính chất áp đặt từ một phía như thông báo dừng mua điện của EVN liệu các công ty điện lực trên có vi phạm vào điều khoản trong hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) đã được ký kết giữa 2 bên?

Luật sư trả lời:

Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Hợp đồng mua bán điện mà Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tuân theo Hợp đồng mua bán điện mẫu. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà tối đa là 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

6 Reasons to Buy Solar Panels in 2021 | Solar.com

Hợp đồng mẫu này được quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/07/2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Theo hợp đồng mẫu mà EVN hoặc các đơn vị thành viên được EVN ủy quyền phải tuân theo, bên bán (tức chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà) có trách nhiệm đảm bảo thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng điện năng, an toàn điện, xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ.

Bên mua (tức EVN hoặc các đơn vị được ủy quyền của EVN) có quyền từ chối thanh toán khi:

  • Bên bán không đảm bảo thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng điện năng, an toàn điện, xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ;
  • Bên bán đấu nối các nguồn điện khác, ngoài Hệ thống đã được thỏa thuận trong Hợp đồng này, qua công tơ đo đếm mà không được sự đồng ý của bên mua;
  • Bên bán không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế theo các quy định của Nhà nước.

Do đó, việc EVN dừng thanh toán khi chủ đầu tư điện áp mái thiếu thủ tục bổ sung là không vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà phải huy động vốn từ nguồn vay vốn ngân hàng thương mại (từ 70% - 80% tổng mức đầu tư). Nếu EVN dừng thanh toán tiền điện dẫn đến chủ đầu tư sẽ chịu chi phí lãi vay tăng cao do lãi suất phạt quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn làm hiệu quả đầu tư thua lỗ nặng, gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, lãng phí nguồn lực lớn của xã hội đã đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời. Do đó, thiết nghĩ, EVN và các nhà đầu tư nên trao đổi, thỏa thuận để được ra giải pháp, hài hòa lợi ích giữa các bên.

Câu hỏi: Đối với các công trình điện áp mái được đầu tư trước và trong năm 2020 theo các Quyết định khuyến khích đầu tư điện mặt trời của Chính phủ, mà năm 2022 các Bộ, ngành lại ra văn bản xử phạt doanh nghiệp đầu tư có viện dẫn theo quy định của pháp luật năm 2021. Vậy điều này đã thực sự thuyết phục và đúng quy định của pháp luật chưa?

Luật sư trả lời:

Việc xử phạt các doanh nghiệp theo quy định pháp luật của năm 2021 trong khi các công trình điện áp mái được xây dựng từ năm 2020 là thiếu thuyết phục tuy nhiên không phải sai với quy định của pháp luật, điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp không đồng tình với những quyết định xử phạt này.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp triển khai các dự án điện là năm 2020, sang năm 2021 đã có những quy định pháp luật mới thì bản thân các doanh nghiệp có trách nhiệm phải chủ động cập nhập quy định mới để đảm bảo dự án của mình đáp ứng đủ được tất cả các yêu cầu đặt ra.

Câu hỏi: Trước những khẩn cầu của doanh nghiệp, Luật sư khuyến nghị như thế nào cần đề xuất để điều chỉnh những bất cập này?

Luật sư trả lời:

Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường,... Ngoài ra, việc phát triển ĐMTMN trong thời gian vừa qua không đồng đều ở các địa phương, tập trung nhiều ở những vùng phụ tải thấp, dẫn đến không phù hợp nhu cầu sử dụng điện, làm mất cân đối trong quá trình điều độ và vận hành hệ thống điện, ảnh hưởng độ tin cậy cung cấp điện.

Việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật phát triển năng lượng tái tạo phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như: Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành; Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle – PPP); Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền (Beneficiary Pay Principle – BPP); Nguyên tắc phát triển bền vững; Nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế;…

Solar-Powered Solutions for Indonesia - Indika Energy

 - Cần cân nhắc xây dựng một bộ luật cụ thể để khuyến khích đầu tư, phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Luật này sẽ góp phần giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh không thống nhất không cần thiết giữa các văn bản pháp luật, cũng như bổ sung hướng dẫn những cơ chế mới

- Cải thiện hơn nữa cơ chế chia sẻ rủi ro trong các hợp đồng mua bán điện mẫu đối với điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn, thủy điện nhỏ;

- Việc xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về giá điện cũng cần gắn liền với các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững để đảm bảo việc phát triển thị trường được bền vững và ổn định, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và khoa học;

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về phát triển điện thông minh (smart power), bao gồm lưới điện thông minh (smart grid) và ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành năng lượng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (energy efficiency) trong nền kinh tế; đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện năng (energy storage) phù hợp với tình hình phát triển của thị trường;.…

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo, nhất là hoàn thiện các cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển mạnh năng lượng tái tạo, bao gồm cơ chế giá, phí và cơ chế đầu tư theo hướng khắc phục những hạn chế thời gian qua. Bên cạnh đó, cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Năng lượng tái tạo nhằm thể chế hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý, về chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và cụ thể chi tiết các phân ngành năng lượng tái tạo như: Điện mặt trời (công nghiệp, mái nhà, nổi…), các phân ngành điện gió (trên bờ, móng cố định biển nông gần bờ, móng cố định ngoài khơi, nổi ngoài khơi...), điện sóng, điện hải lưu, điện sinh khối, tích hợp các loại nguồn; đồng thời, góp phần thu hút các nguồn lực cho phát triển năng lượng tái tạo.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan