Giả anh hùng cứu mỹ nhân

Nội dung bài viết

Nhiều đối tượng vì cuồng yêu, đã bắt cóc, hãm hại người mình yêu khi bị từ chối, hoặc khi bị chia tay. Thậm chí, tỏ tình không được, có đối tượng đã bắt cóc người yêu sau đó mang tiền đến chuộc để đóng vai anh hùng với hy vọng làm cô gái rung động.

Một vụ việc gần đây về vấn đề này như sau: đối tượng Nguyễn Văn Đức, (SN 1997, trú tại Tân Phúc, Nông Cống, Thanh Hoá). Do nhiều lần ngỏ lời yêu nhưng bị từ chối, Đức đã bàn bạc với Lương Thanh Miều (SN 1998, trú tại Võ Lao, Văn Bàn, Lào Cai), dựng vở kịch “anh hùng cứu mỹ nhân” và hứa trả công cho Miều 60 triệu đồng.Thực hiện kế hoạch, Miều rủ thêm nhóm đối tượng Triệu Ồng Nhất (SN 1996; trú tại Nậm Dạng, Văn Bàn, Lào Cai), Hoàng Ồng Nhất (SN 1998; trú tại Phú Nhuận, Bảo Thắng, Lào Cai). Theo kế hoạch đã bàn bạc, Miều lấy điện thoại của chị T. gọi cho Đức, yêu cầu số tiền chuộc là 500 triệu đồng. Với kịch bản giải cứu bạn gái, Đức đến địa chỉ giam giữ chị T. trao đổi tiền chuộc với mục đích khiến chị T. rung động. Sau khi thoát ra ngoài, chị T. đã đến cơ quan công an trình báo.

Sau đây, SB Law trân trọng gửi tới bạn đọc những giải đáp thắc mắc về vụ việc trên từ Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

  1. Dưới góc độ pháp luật, Ông đánh giá như thế nào về hành vi của nhóm đối tượng?

Trả lời:

Trên góc độ pháp lý, hành vi dàn dựng việc bắt cóc đòi tiền chuộc nêu trên không phải mục đích vì tài sản. Số tiền chuộc 500 triệu đồng là các đối tượng bịa ra và trên thực tế không có thiệt hại về tài sản cho chị T. Tuy nhiên, các đối tượng trên đã thực hiện hành vi bắt giữ người trái pháp luật, cản trở quyền tự do đi lại, hoạt động và các quyền khác của chị T trong khi các đối tượng không có thẩm quyền được làm việc này.

Chúng ta có thể thấy, trong xã hội, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, vẫn có những người có suy nghĩ bồng bột, thiếu hiểu biết về cả nhân tình thế thái lẫn quy định của pháp luật.

  1. Mặc dù không có hành vi chiếm đoạt tài sản và gây thương tích cho nạn nhân, nhưng nhóm đối tượng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi của nhóm thanh niên có dấu hiệu cấu thành Tội bắt, giữ hoặc giamngười trái pháp luật. Theo đó, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật hình sự 2015 thì các đối tượng này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ dến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Còn trường hợp phạm tội có tổ chức thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Các đối tượng cùng thực hiện hành vi, có phân công và chuẩn bị rõ ràng, đây được xác định là đồng phạm cùng thực hiện tội phạm. Cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều tra để làm sáng tỏ vụ việc, xử lý theo quy định.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan