Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài không hưởng lương tại đơn vị

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Chúng tôi là một công ty FDI từ Pháp, hiện nay, Công ty đang phát sinh 01 lao động sẽ đi Pháp làm việc cho công ty mẹ trong thời gian một năm theo Hợp đồng, diện intra-company Transferee, phía Pháp chịu toàn bộ chi phí, NLĐ này không hưởng lương tại đơn vị.

Chúng tôi tìm hiểu thông tin về việc đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì thấy hướng dẫn tại Công văn số 1660-BHXH-THU của BHXH TP Hồ Chí Minh: “Mức đóng hằng tháng bằng 22% (quỹ hưu trí và tử tuất) tính trên mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và do đối tượng đóng toàn bộ”.

“NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

  1. Trường hợp NLĐ đóng trực tiếp qua cơ quan BHXH nơi cư trú là Quận 1, TP Hồ Chí Minh thì bên công ty chúng tôi được hướng dẫn là PHẢI CHỐT SỔ BHXH. Tuy nhiên, NLĐ không nghỉ việc mà chỉ tạm thời đi làm theo HĐ 1 năm với công ty mẹ như vậy thì chốt sổ có hợp lý không?
  2. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp thì BHXH giải thích là chỉ dành cho các doanh nghiệp có giấy phép đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài (kiểu như Công ty xuất khẩu lao động) => Cần phải cung cấp giấy phép.

NLĐ không được đóng tiền qua công ty chúng tôi???

Trả lời:

Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau:

Trường hợp này bên Bảo hiểm xã hội đang tư vấn cho DN theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Theo đó, đối với trường hợp người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo quy định nêu trên, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì sẽ theo một trong số các hình thức hợp đồng sau:

(i) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(ii) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(iii) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

(iv) Hợp đồng cá nhân.

Trong trường hợp này, DN được xếp vào loại thứ (iii). Đối với các trường hợp (i); (iii) và (iv) nêu trên thì người lao động chỉ phải thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

Theo khoản 2, điều 85, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng lao đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nếu đóng qua doanh nghiệp, tức là DN thì trong trường hợp này DN phải xuất trình được văn bản chấp thuận của Bộ lao động thương binh xã hội về việc đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao tay nghề (Theo điểm b, Khoản 1, Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài)

Nếu bên DN không đăng ký theo hình thức này thì người lao động sẽ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức Hợp đồng cá nhân nghĩa là sẽ tự đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người đó cư trú. Trong trường hợp này, người lao động sẽ phải làm thủ tục chôt số bảo hiểm (coi như đã chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp).

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan