Đối mặt với những thách thức liên quan tới Phát triển năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 500 QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, chính thức phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn tới 2050 (còn được gọi là “Quy hoạch điện VIII”). Quyết định này đã vạch ra mục tiêu rõ ràng là gia tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện quốc gia.

Thách thức liên quan tới phát triển năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam

Quy hoạch điện VIII đã đánh dấu vai trò của việc phát triển năng lượng điện từ tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học là giải pháp then chốt trong việc gia tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Có thể nhận thấy rõ, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc khai thác một cách tối ưu tiềm năng của nguồn năng lượng gió ngoài khơi, với dự tính đạt mốc 600.000 MW điện vào năm 2030.

Thách thức phát triển năng lượng gió
Thách thức phát triển năng lượng gió

Trước những mục tiêu lớn được đặt ra, cũng có những thách thức mà Việt Nam cần phải đối mặt và giải quyết triệt để nhằm đảm bảo cho việc quy hoạch năng lượng gió ngoài khơi được thực hiện một cách hiệu quả. Trong đó, việc tạo ra những cơ sở pháp lý về việc giao các khu vực biển cho  tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức nước ngoài khai thác, sử dụng tài nguyên biển có thể được coi là một thách thức lớn.

Trong khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP, ngày 10 tháng 2 năm 2021, quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, việc thực thi các quy định pháp luật trong thực tế vẫn gặp nhiều rào cản. Lý do là bởi những quy định nói trên đối với các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài không được chỉ ra một cách rõ ràng.

Thêm vào đó, điểm D khoản 4 điều 5 của Nghị định 11/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trước khi xác định vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển được bàn giao. Tuy nhiên, các Bộ, ngành liên quan đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc xác định những cơ sở pháp lý nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng như thông qua các quyết định có sự chồng chéo về quy định pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh, giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên đề xuất hoạt động khảo sát đồng thời cũng như xác định về thời gian cho phép thực hiện các hoạt động khảo sát.

Bên cạnh những thách thức nói trên, còn thiếu đi những quy định rõ ràng về việc tối ưu sản lượng trong thực hiện dự án năng lượng gió. Nhằm tối ưu hoạt động khai thác năng lượng, những quy định mang tính chỉ dẫn rõ ràng là điều vô cùng cần thiết, góp phần tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư trong việc tiên phong thực hiện các dự án cân bằng mạng lưới điện quốc gia một cách tối đa.

Nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển năng lượng nói trên, Chính phủ đã công bố kế hoạch thành lập một ủy ban chuyên trách vào tháng 1 năm 2024. Ủy ban này gồm đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về giải quyết những thách thức nêu trên. Sáng kiến này phản ánh một bước chủ động hướng tới hợp lý hóa sự phối hợp giữa các bên liên quan.

Khi Việt Nam hướng tới một tương lai năng lượng xanh phát triển hơn, việc giải quyết những thách thức này không chỉ thu hút đầu tư mà còn đóng góp đáng kể vào các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan