Doanh nghiệp đã giải thể, làm sao để đòi được nợ?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Hà Nội. Năm 2015, mình có ký Hợp đồng cho vay tiền với công ty A để huy động vốn sản xuất kinh doanh. Hợp đồng vẫn đáo hạn tiếp đến hết tháng 12/2017. Tuy nhiên, tháng 8/2017, Tổng GĐ công ty có Quyết định giải thể doanh nghiệp. Xin hỏi: Mình phải làm gì để đòi được số tiền mà công ty A đã vay?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: ”Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”.

Như vậy, căn cứ quy định trên, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi doanh nghiệp đảm bảo đã thanh toán hết tất cả khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Tại Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác”.

Mặt khác, tại Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:

2. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

3. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh”.

Theo thông tin bạn cung cấp, khi doanh nghiệp giải thể vẫn chưa thanh toán hết các khoản nợ. Như vậy, đã có hành vi cố tình không kê khai các khoản nợ chưa thanh toán khi làm hồ sơ giải thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Vì thế, hồ sơ giải thể không đảm bảo tính trung thực và tính chính xác.

Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người quản lý, đứng đầu doanh nghiệp cụ thể là Tổng Giám đốc công ty A phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Trường hợp, có hành vi trốn tránh nghĩa vụ, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan