Điều kiện để Doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở Myanmar. Xin hỏi: Điều kiện phải đáp ứng là gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, điều kiện được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh

Không rơi vào các trường hợp không được Cấp giấy phép thành chi nhánh theo Điều 6 Nghị định 72/2006/NĐ-CP.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

- Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

- Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

+ Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP.

+ Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

+ Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh

Theo Khoản 2,3 Điều 5 Nghị định 72/2006/NĐ-CP thì Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2006/TT-BTM)

+ Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;

+ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;

+ Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

Lưu ý:

- Tài liệu khác có giá trị tương đương được hướng dẫn tại Mục II.1 Thông tư 11/2006/TT-BTM như sau: Văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất).

- Các giấy tờ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 và Điểm b, c, d Khoản 2 Điều này phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, Cơ quan cấp giấy phép thành lập Chi nhánh (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2006/NĐ-CP)

Bộ Công thương thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định 722006/NĐ-CP.

Thứ tư, thời hạn cấp Giấy phép thành lập chi nhánh (Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP)

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Lưu ý:

- Các thời hạn trên không bao gồm thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

- Ngay sau khi hết thời hạn quy định nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.

- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài

Thứ năm, thủ tục thông báo hoạt động của Chi nhánh (Điều 8 Nghị định 72/2006/NĐ-CP)

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;

+ Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

+ Người đứng đầu Chi nhánh;

+ Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp Giấy phép;

+ Nội dung hoạt động của Chi nhánh.

Và trong thời hạn trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Công thương và Sở Công thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan