ĐIỀU KIÊN BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG

Nội dung bài viết

Tôi xin hỏi luật sư là: Nếu một sản phẩm được cấp bằng độc quyền sáng chế/kiểu dáng công nghiệp thì những công ty khác có được đăng ký bằng độc quyền sáng chế/kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm gẩn như tương đương, hoặc trùng với sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp không? Nếu được cấp thì có phải xin phép chủ sáng chế không?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Trả lời: Xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn.

Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi xin được trả lời như sau

Sáng chế/Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có tính mới;
2. Có trình độ sáng tạo/tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Về tính mới của sáng chế, khoản 1 điều 60 luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.”

Về tính mới của kiểu dáng công nghiệp, khoản 1 và khoản 2 điều 65 luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

“1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.”

Như vậy, nếu một công ty đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế/kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm gẩn như tương đương, hoặc trùng với sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp không thì đơn đăng ký sáng chế/kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối trong quá trình thẩm định nội dung đơn. Bất kỳ tổ chức/cá nhân nào muốn sử dụng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp sẽ phải xin phép chủ văn bằng sáng chế/kiểu dáng công nghiệp đó.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bằng độc quyền sáng chế bảo hộ cho hoạt động/phương pháp/chức năng, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bảo hộ cho hình dáng/màu sắc bên ngoài. Do đó, nếu tổ chức/cá nhân đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế cho một sản phẩm có cùng hình dáng nhưng khác chức năng so với sáng chế đã được cấp bằng thì sẽ không vi phạm luật, cũng tương tự như đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho một sản phẩm khác hình dáng nhưng cùng chức năng so với kiểu dáng công nghiệp đã được cấp bằng.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan