DẠY CON BẰNG BẠO LỰC - CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT HAY KHÔNG?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thành Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law trả lời phỏng vấn trong chương trình "An ninh với cuộc sống" của Kênh truyền hình Công an nhân dân. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Phân tích hành vi của người cha, anh Tạ Văn Linh đánh con, cháu Tạ Văn Long đến bầm dập, phải nhập viện cấp cứu vi phạm pháp luật như thế nào? Những bậc phụ huynh dạy con bằng bạo lực sẽ bị pháp luật xử lý ra sao?

- Về hành vi vi phạm pháp luật: Hành vi của bố cháu Tạ Văn Long – anh Linh là vi phạm pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2007, hành vi của anh Linh là hành vi “Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;”(Điều 2 khoản 1) và hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm. Khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 cũng quy định: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn...”.

Như vậy, khi trẻ em vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật thì cha mẹ, cơ sở giáo dục, ... cũng không được phép áp dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực đối với trẻ em.

Trong trường hợp này cần làm rõ nguyên nhân, động cơ và hậu quả thương tích, chấn động tâm lý của cháu Long để có hình thức xử lý phù hợp đối với anh Linh.

- Về vấn đề pháp luật xử lý: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập trẻ em tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, cụ thể là xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, xử lý hành chính:

Trong trường hợp lần đầu vi phạm, hậu quả xảy ra với cháu bé còn chưa nghiêm trọng thì bố mẹ cháu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 49 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phồng, chống tệ nận xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chóng bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọngmà gây ra thương tích cho trẻ em đủ mức độ hậu quả để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015,theo đó mức hình phạt có thể từ 06 tháng tù đến 20 năm hoặc chung thân, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Nếu cha mẹ có hành vi hành hạ trẻ em chưa đến mức truy cứu về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng gây chấn động tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tâm lý của trẻ thì người hành hạ trẻ em trong trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ trẻ em (người dưới 16 tuổi) theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Để ngăn chặn hành vi bạo hành đối với trẻ em, cần tạo một môi trường sống lành mạnh. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh đập con thì khi lớn lên đứa con cũng sẽ đối xử như vậy với chính bố mẹ và những thế hệ sau.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan