Đấu thầu dự án nước sông Đà số 2: Vấn đề nằm ở người ra "ĐẦU BÀI"

Nội dung bài viết

Trong tuần qua, dư luận xôn xao về nghi án thông thầu nên dự án nước Sông Đà số 2 mới thuộc về Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing. Để làm rõ những băn khoăn về gói thầu Dự án nước Sông Đà số 2, DĐDN đã trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà về vấn đề này.

Trong tuần qua, dư luận xôn xao về nghi án thông thầu nên dự án nước Sông Đà số 2 mới thuộc về Cty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing. Điều này khiến mọi người không khỏi lo ngại công tác đấu thầu có đảm bảo cạnh tranh bình đẳng để lựa chọn nhà thầu tốt? Để làm rõ những băn khoăn về gói thầu Dự án nước Sông Đà số 2, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tăng – Nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu – Bộ KH - ĐT.
Sau 17 lần vỡ đường ống nước, dự án đường ống nước Sông Đà tiếp tục bị… nghi luận nghi ngờ về tính minh bạch
Theo ông Tăng, vấn đề chính nằm ở người ra “đầu bài” đối với gói thầu. Ra “đầu bài” để đánh trượt ngay từ vòng ngoài những đối tượng không ngắm tới cũng là một cách…
– Thưa ông, mới đây đại diện Liên danh Jindal Saw – Newtatco cho biết, họ đã rất bất ngờ khi hai nhà thầu (trong 4 nhà thầu dự thầu) là Cty Hydrochina Corporation và Cty Saint – Gobain PAM không có bảo đảm dự thầu. Tuy nhiên, họ còn ngỡ ngàng hơn khi ban đầu chủ đầu tư chỉ yêu cầu chứng minh năng lực sản xuất ống đường kính 1.600 mm nhưng sau lại yêu cầu đường ống cỡ 1.800 mm. Là người tham gia quản lý công tác đấu thầu khá lâu, ông lý giải điều này thế nào?
Mấu chốt chính của vấn đề là phải làm rõ tại sao hồ sơ mời thầu lại đưa ra điều kiện đường kính ống 1.800 mm. Một băn khoăn nữa cần phải giải đáp đó là nếu như họ đã đi khảo sát và biết rằng chỉ có một đơn vị có thể đáp ứng điều kiện ống có đường kính 1.800 mm, sau đó họ đưa ra điều kiện để chỉ còn một đơn vị có thể đáp ứng thì sao? Chủ đầu tư cần phải lý giải được việc này một cách thấu đáo.
Rõ ràng việc đưa ra mời thầu mà biết rằng chỉ có một người đáp ứng được thì ngay từ đầu họ đã nhắm vào nhà thầu đó rồi. Chủ đầu tư cần giải thích được vì sao họ lại yêu cầu tiêu chuẩn của đường ống như vậy. Bởi vì, kết quả sẽ theo “đầu bài” của chủ đầu tư đặt ra.
Người ra “đầu bài” đã sớm loại hai nhà thầu. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đặt ra hai khả năng đối với hai nhà thầu bỏ cuộc. Thứ nhất, họ tự cảm thấy không đủ điều kiện nên không nộp hồ sơ nữa. Thứ hai, họ đã thông đồng và không nộp bảo lãnh để tự trượt (người ta vẫn gọi là quân xanh – quân đỏ).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu TP Hà Nội chủ trì rà soát toàn bộ dự án xây đường nước sông Đà số 2.
– Theo ông, vậy ai là người có khả năng “ra đầu bài” để loại bớt các đối tượng “không cần thiết” đó?
Việc “ra đầu bài” này ai trả làm được. Nếu ai có mục tiêu rõ ràng họ chỉ cần khảo sát qua rồi “ra đầu bài” là nhiều đơn vị có thể bị đánh trượt. Quy trình đấu thầu chỉ là thủ tục. Bản chất của việc này chính là kỹ thuật.
Thực tế, ở bất kỳ gói thầu nào thì mấu chốt cũng ở người “ra đầu bài”. Có người thì hướng tới các điều kiện cần thiết cho gói thầu, có người thì “ra đầu bài” mang tính kỹ thuật để đánh trượt một vài người nào đó… Nhưng “đầu bài” không trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng hay tìm được nhà thầu tốt nhất thì gói thầu đi chệch hướng.
– Nhiều người tỏ ra khó hiểu trước việc nhà thầu Xinxing (Trung Quốc) đưa ra giá thấp thấp hơn giá mời thầu của chủ đầu tư tới 11,8%. Đây có phải là vấn đề đáng quan tâm không, thưa ông?
Việc nhà thầu trả giá thầu dưới giá mời thầu khoảng 10% thực tế đã từng diễn ra ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Tôi cho rằng, vấn đề này không đáng bất ngờ. Bởi vì, điều quan trọng là chúng ta đưa ra các điều kiện để giải quyết nút thắt về giá rẻ là không khó. Trước tiên, vấn đề kiểm soát chất lượng là hoàn toàn có thể. Tiếp đến là vấn đề thời gian triển khai.
Hợp đồng quy định, thời gian thực hiện là 180 ngày. Chúng ta có thể thít chặt về mặt thời gian. Ví dụ, nếu chậm một ngày, nhà thầu phải chịu phạt mất 1 trăm triệu đồng, 1 tháng phải chịu phạt 1 tỷ đồng, hai tháng thì trừ 5 tỷ… Nếu quy định thật căng thì không lo chuyện giá thấp. Với nhà thầu tốt, có uy tín thì có lỗ họ cũng phải chịu.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nhắc lại, nếu có 4 nhà thầu cùng vào để chọn một nhà thầu thì khác. Đằng này chỉ có một chọn một thì rất bất thường.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Cty luật SBLAW: Từ xem xét đến hủy thầu là cả một quy trình
Thời gian qua, nhiều người nói đến việc nghi ngờ dự án có hành vi thông thầu. Hành vi này không có quy định trong Bộ luật Hình sự. Điều này chỉ có thể xem xét ở từng hành vi như cung cấp thông tin làm sai lệch hồ sơ thầu thì có thể bị xử lý với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi…
Tuy nhiên, để hủy một gói thầu cần phải có căn cứ, chứng cứ cụ thể. Theo Điều 17, Luật Đấu thầu năm 2013, điều kiện hủy thầu được quy định:
1- Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2- Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
4- Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan