Cúng dường online trên Ví điện tử Momo, cần thể hiện rõ thông tin của người gửi và người nhận

Nội dung bài viết

Theo chuyên gia pháp lý, với tiện ích cúng dường online như trên Ví điện tử Momo, cần thể hiện rõ các thông tin của người gửi và người nhận và quản lý việc sử dụng các khoản công đức này như thế nào để không vi phạm pháp luật.

Cúng dường online trên Ví điện tử Momo, cần thể hiện rõ thông tin của người gửi và người nhận - Ảnh 1.

Quảng bá của Ví điện tử Momo cho dịch vụ/tiện ích phát tâm công đức, cúng dường online.

Hiện nay, trên ứng dụng Ví điện tử Momo đang cung cấp dịch vụ đóng góp tiền công đức trực tuyến “Phát tâm Công đức” hay còn gọi là cúng dường online.

Theo giới thiệu của Ví điện tử Momo, dịch vụ trên nhằm “hỗ trợ tạo điều kiện cho quý Phật tử và nhân dân phương xa, Momo đồng hành cùng mạng xã hội Phật Giáo Butta mở cổng phát tâm công đức”.

Theo đó, khi người dùng Ví điện tử Momo muốn cúng dường online, sẽ có một danh sách các nhà Chùa kèm địa chỉ để người dùng có thể lựa chọn số tiền công đức.

Theo một số người dùng Ví điện tử Momo, việc cúng dường online là rất tiện lợi và ý nghĩa nếu số tiền công đức được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, để có thể yên tâm hơn khi đóng góp, một số người dùng cũng cho rằng Ví điện tử Momo có thể bổ sung thêm một số thông tin chưa được thể hiện như tài khoản của từng nhà Chùa và mục đích sử dụng số tiền công đức nếu nhận được hay các giấy tờ chứng minh việc hợp tác, điều khoản cam kết của Momo và mạng xã hội Phật Giáo Butta liên quan đến dịch vụ cúng dường online.

Cúng dường online trên Ví điện tử Momo, cần thể hiện rõ thông tin của người gửi và người nhận - Ảnh 2.

Tiện ích, dịch vụ cúng dường online trên ứng dụng Ví điện tử Momo. Ảnh chụp màn hình

Dưới góc độ chuyên gia pháp lý, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Côg ty Luật SBLAW có những chia sẻ về nhận định chung, tính hợp quy, phù hợp với quy định pháp luật của dịch vụ nói cúng dường online trên Ví điện tử Momo.

Theo Luật sư Hà, bấy lâu nay, việc quản lý hòm công đức và minh bạch tiền công đức không phải nơi đâu cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, với ví điện tử thì việc minh bạch này hoàn toàn dễ dàng. Đây chính là lý do quan trọng nhất khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn áp dụng hình thức cúng dường qua ví điện tử được rộng rãi hơn. Tuy nhiên pháp luật có quy định cụ thể về hình thức này không và trách nhiệm quản lý tiền công đức là của cá nhân hay tổ chức nào thì chúng ta cần phải làm rõ.

Theo Khoản 5 Điều 21 và Điều 56 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tiền công đức là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo nên tổ chức tôn giáo tự mình quyết định việc quản lý, sử dụng và định đoạt.

Quyền đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo hộ theo các quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 6 Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và nguyên tắc về bảo hộ quyền tài sản tại Bộ luật Dân sự 2015.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan