COVID-19 CÓ ĐƯỢC COI LÀ SỰ KIẾN BẤT KHẢ KHÁNG KHÔNG?

Nội dung bài viết

Bài viết được đóng góp bởi các tác giả: Iain Elder, Nicholas Buckworth, Ben Shorten, XiaoGang Wang, Daryl Chew, Jonathan Swil - Shearman and Sterling Law Firm

Sau sự lan rộng nhanh chóng của virus Corona (“Covid-19”) được báo cáo xuất hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, Tổ chức y tế thế giới WHO đã công bố Covid-19 là đại dịch vào ngày 11 tháng 03 năm 2020.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những quy định về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại và hệ thống thông luật có liên quan về sự kiện đột phát gặp cản trở (doctrine of frustration) được áp dụng thế nào trong bối cảnh bùng nổ của dịch Covid-19. Bên cạnh những phân tích dựa trên pháp luật Anh, chúng tôi cũng áp dụng một số khía cạnh của pháp luật Trung Quốc bởi những tác động lớn của Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc. Chúng tôi đồng thời cũng đề xuất một số bước mà các bên có thể tiến hành để bảo vệ vị thế của mình trong hoàn cảnh này.

1. QUY ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

Sự kiện bất khả kháng thường được hiểu là một sự kiện diễn ra ngoài tầm kiểm soát của một bên và ngăn cản bên đó thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Hệ thống thông luật Anh không có khái niệm chung về Sự kiện bất khả kháng (nhằm giữ lại vì giới hạn của sự kiện đột phát gặp cản trở - chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn bên dưới). Khả năng một bên công bố sự kiện bất khả kháng tuy nhiên còn phụ thuộc vào điều khoản của hợp đồng và các quy định chung về sự kiện bất khả kháng. Quy định về sự kiện bất khả kháng là những điều khoản rõ ràng và sẽ không được ngụ ý trong các hợp đồng theo pháp luật Anh.

Việc một bên bị ảnh hưởng bởi những lý do như sự kiện bất khả kháng thường sẽ được giảm nghĩa vụ phải thực hiện do bị ảnh hưởng trong thời gian đó và có thể được cho phép bồi thường.

Do các vấn đề đều phụ thuộc vào điều khoản trong mỗi hợp đồng, quy định về sự kiện bất khả kháng phải được xem xét trên các điều khoản chính xác và trong một bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên sẽ có một vài điểm chung mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây.

1.1 SỰ KIỆN CÓ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH BẤT KHẢ KHÁNG

Việc kiểm tra một sự kiện có phải bất khả kháng hay không thường yêu cầu phải thỏa mãn cả 3 yếu tố sau đây:
  • Sự kiện nằm ngoài sự kiểm soát hợp lý của bên bị ảnh hưởng (1)
  • Khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của bên bị ảnh hưởng bị ngăn cản, cản trở bởi sự kiện này (2)
  • Bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để tránh hoặc giảm nhẹ sự kiện này hoặc hệ quả của nó. (3)

(1) Sự kiện

Các sự kiện bất khả kháng thường được chia làm 2 nhóm chính và được liệt kê theo danh sách các sự kiện được coi là bất khả kháng:

  • Sự kiện bất khả kháng do chính trị là các sự kiện có rủi ro do thay đổi chính trị hoặc môi trường pháp lý;
  • Và sự kiện bất khả kháng không do yếu tố chính trị (hay còn gọi là bất khả kháng do yếu tố tự nhiên) là sự kiện liên quan đến các rủi ro vật chất có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh hoặc một dự án. Tùy từng nhóm sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau – như kéo dài thời gian hoặc tăng chi phí (đối với trường hợp bất khả kháng do chính trị). Hoặc gia hạn thời gian hoàn thành hoặc giảm thời hạn chấm dứt hợp đồng (đối với trường hợp bất khả kháng do tự nhiên).

Nhiều điều khoản trong hợp đồng đã liệt kê các sự kiện được coi là bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, như “đại dịch”, “bệnh dịch”, “bệnh truyền nhiễm”. Một tài liệu hướng dẫn việc xác định thế nào là “đại dịch” sẽ giúp việc yêu cầu một sự kiện có phải bất khả kháng hay không dễ dàng hơn, tuy nhiên vẫn cần thỏa mãn những tiêu chí khác trong việc xác định sự kiện bất khả kháng.

Tuy vậy, nếu những quy định không bao gồm ngôn ngữ về ảnh hưởng, thì sẽ là cần thiết để xem xét liệu COVID-19, hoặc tác động của nó đến việc kinh doanh hay một dự án, có nằm trong một khái niệm khác không, ví dụ như “Act of God”; “action by government” hoặc một quy định chung chung khác. Phần lớn các quy định về sự kiện bất khả kháng sẽ có những ngôn ngữ chung chung liên quan đến sự kiện như “nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bị ảnh hưởng”. Dường như coi một đại dịch như COVID-19 đủ điều kiện là sự kiện bất khả kháng là khá rõ ràng theo quy định này.

Cần phải ghi nhớ thêm rằng sự kiện liên quan đến bất khả kháng không nhất thiết phải là chính COVID-19. Nó có thể là hậu quả của COVID-19 và tác động của nó lên khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên bị ảnh hưởng.

(2) Thực hiện

Tiêu chí thứ hai này sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên bị ảnh hưởng. Một điều khoản về bất khả kháng thường sẽ giải phóng một bên khỏi việc vi phạm hợp đồng – tức là không phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng. Khi đó một bên phải thiết lập mối liên hệ giữa sự kiện và khả năng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình. Một điều khoản trong đó yêu cầu một bên do sự kiện bất khả kháng mà bị “ngăn cản” thực hiện nghĩa vụ sẽ khó có thể dựa vào hơn điều khoản mà trong đó chỉ yêu cầu một bên bị “cản trở” thực hiện nghĩa vụ.

Một kịch bản rất có thể xảy ra với COVID-19 đó là không thể thực hiện hợp đồng do phải cách ly văn phòng làm việc hoặc nhóm người do sự bùng phát của COVID-19 tại chỗ làm. Theo quy định về sự kiện bất khả kháng, điều này có thể gây ra tác động cần thiết và mối quan hệ nhân - quả để công nhận một sự kiện có phải bất khả kháng hay không, tùy thuộc bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép hay chưa. Sự gián đoạn chỉ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp đồng có thể sẽ không đủ để tuyên bố đây là sự kiện bất khả kháng, trừ khi có điều khoản trong hợp đồng quy định trường hợp đó. Suy thoái kinh tế hoặc điều kiện kinh doanh bất lợi chung mặt khác lại có thể được coi là điều kiện đủ để xác định sự kiện bất khả kháng , ngay cả khi sau đó chứng minh được tác nhân chính của suy thoái này là do COVID-19.

(3) Nghĩa vụ giảm nhẹ các thiệt hại

Cuối cùng, một bên tìm cách dựa vào điều khoản bất khả kháng thường sẽ phải chứng minh rằng họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh hoặc giảm thiểu sự kiện và hậu quả của nó, đồng thời không còn phương tiện thay thế nào khác để thực hiện hợp đồng. Những gì cấu thành một biện pháp được coi là giảm thiểu hợp lý là cụ thể thực tế, đồng thời phụ thuộc vào bản chất và đối tượng của hợp đồng được đề cập.

Ví dụ, một nhà cung cấp có thể xem xét sử dụng các dây chuyền sản xuất thay thế ở một địa điểm khác hoặc chủ dự án có thể tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Tuy nhiên, tính hợp lý của biện pháp giảm thiểu sẽ được xem xét dựa trên các gánh nặng hoặc chi phí bổ sung mà một bên phải chịu, cũng như tính sẵn có của các dây chuyền sản xuất và nhà cung cấp thay thế tại thời điểm đó và tác động chung của bất kỳ sự chậm trễ nào mà biện pháp giảm thiểu có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Do tác động liên tục của sự lây lan do COVID-19 gây ra cho các doanh nghiệp toàn cầu, có thể sẽ có ít biện pháp giảm thiểu có sẵn cho các bên hơn so với các sự kiện bất khả kháng khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là người sử dụng lao động phải tuân theo tất cả các hướng dẫn chính thức có liên quan và xem xét tất cả các biện pháp hợp lý để ngăn chặn hoặc hạn chế sự lây lan của vi-rút tại nơi làm việc để hợp đồng có thể tiếp tục được thực hiện. Các biện pháp ngắn hạn như làm việc tại nhà cũng là cần thiết.

1.2 YÊU CẦU THÔNG BÁO

Thông thường, quyền của bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ dựa vào vào việc bên đó đưa ra thông báo cho bên kia và được hỗ trợ bởi bằng chứng cần thiết. Một số hợp đồng có thể yêu cầu thêm thông báo về các hậu quả và thời gian dự kiến của sự kiện bất khả kháng. Một số hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng xây dựng, thường có điều khoản về “thời gian thông báo” (time-bar clause), trong đó yêu cầu một bên phải được thông báo trong một khoảng thời gian xác định kể từ khi bên bị ảnh hưởng lần đầu tiên biết về sự kiện bất khả kháng, nếu bên thông báo không thực hiện thì sẽ mất quyền lợi về yêu cầu sự kiện bất khả kháng.

Không giống như sự kiện chỉ xảy ra một lần như thảm họa tự nhiên, thường bị giới hạn về thời gian và giới hạn ở một địa điểm cụ thể, sự bùng nổ của COVID-19 rất nhạy và đặc trưng bởi khả năng lây lan nhanh chóng và bất ngờ trên nhiều quốc gia và vùng địa lý. Các bên do đó đã áp dụng cách tiếp cận ban hành các thông báo mang tính chất “bảo vệ” khi xem xét tác động do sự bùng nổ nhanh chóng của Covid-19 đối với việc thực hiện nghĩa vụ của họ theo hợp đồng.

1.3 HỆ QUẢ CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

Hệ quả đối với các bên áp dụng sự kiện bất khả kháng hợp lệ sẽ phụ thuộc vào bản chất nghĩa vụ theo hợp đồng của bên bị ảnh hưởng, cũng như các hệ quả và biện pháp khắc phục đã được dự tính theo điều khoản bất khả kháng.

Các biện pháp khắc phục hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thường bao gồm việc gia hạn thời gian để thực hiện các nghĩa vụ đó hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng trong suốt thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài trong một thời gian lâu hơn, một số điều khoản có thể cho phép các bên chấm dứt hợp đồng.

2. ĐỘT PHÁT GẶP CẢN TRỞ

Trong trường hợp không có điều khoản bất khả kháng theo luật hợp đồng của Anh, các bên có thể dựa vào quy định đột phát gặp cản trở. Ngược lại, đột phát gặp cản trở sẽ không được áp dụng nếu trong hợp đồng có điều khoản về sự kiện bất khả kháng, bởi điều khoản sẽ được coi là sự phân bổ rủi ro giữa các bên.

Đột phát gặp cản trở sẽ được áp dụng nếu:
  • Sự kiện cơ bản không phải là lỗi của bất kỳ bên nào trong hợp đồng;
  • Sự kiện hoặc hoàn cảnh xảy ra sau khi hình thành hợp đồng và các bên không lường trước được; và
  • Về mặt vật chất hoặc thương mại là không thể thực hiện hợp đồng, hoặc chuyển đổi nghĩa vụ thực hiện thành nghĩa vụ hoàn toàn khác với nghĩa vụ ban đầu.

Đột phát gặp cản trở sẽ khiến hợp đồng tự động kết thúc. Các bên tham gia hợp đồng sẽ không còn bị ràng buộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong tương lai. Do hậu quả đáng kể của điều khoản đột phát gặp cản trở trong hợp đồng, ngưỡng chứng minh hậu quả cao hơn nhiều so với các quy định về sự kiện bất khả kháng, vì phải chứng minh các nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi sự kiện hoặc hoàn cảnh là cơ bản của hợp đồng.

Một số hợp đồng cũng có thể quy định về điều khoản “thay đổi pháp luật”, theo đó giải quyết các trường hợp có sự thay đổi về pháp luật khiến một bên không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó, các bên có thể phải chịu chi phí gia tăng để bồi hoàn cho các bên bị ảnh hưởng và trong một số trường hợp, có quyền chấm dứt hợp đồng. Do sự bùng phát toàn cầu liên tục, có thể một số luật sẽ được thông qua để ngăn chặn sự lây lan của virut, nhưng điều đó cũng sẽ ngăn cản các bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình (ví dụ: hạn chế đi lại hoặc cách ly trên toàn quốc và biện pháp tự cách ly đã được thực hiện gần đây trên khắp nướcÝ). Quyền của một bên đối với biện pháp khắc phục sẽ phụ thuộc vào phạm vi của điều khoản “thay đổi pháp luật”.

3. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC

Bên cạnh pháp luật Anh, chúng tôi cũng xem xét ngắn gọn pháp luật Trung Quốc trong quan điểm về tác động của vụ dịch COVID-19 tại quốc gia này.

Theo quy chế chung tại Luật Dân sự Trung Quốc (ban hành vào tháng 3 năm 2017), bất khả kháng thường được công nhận là một lý do cho việc không thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu một hợp đồng không nêu điều khoản bất khả kháng, nó sẽ được ngụ ý. Nếu một hợp đồng bao gồm một điều khoản bất khả kháng, một bên có thể dựa vào điều khoản bất khả kháng hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ theo quy chế chung nếu phạm vi của biện pháp khắc phục hợp đồng được coi là bị hạn chế. Để đủ điều kiện áp dụng sự kiện bất khả kháng theo luật Trung Quốc, bên bị ảnh hưởng phải chứng minh rằng tình huống có liên quan là không lường trước được, không thể tránh khỏi và không thể khắc phục được, và đó cũng là nguyên nhân khiến bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc đã cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng cho các công ty tuyên bố rằng họ không thể đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng để bảo vệ họ khỏi việc bị đối tác tuyên bố là phá vỡ hợp đồng. Các chứng chỉ này sẽ không tự động đáp ứng yếu tố để để được coi là sự kiện bất khả kháng đối với một hợp đồng được điều chỉnh bởi luật pháp Anh, Trung Quốc hoặc luật khác; những chứng chỉ này sẽ chỉ cung cấp hỗ trợ bằng chứng cho yêu cầu chứng minh sự kiện bất khả kháng của bên bị ảnh hưởng, nhưng các yêu cầu cụ thể về sự kiệnbất khả kháng vẫn phải được thỏa mãn.

Chúng tôi hiểu rằng có áp lực buộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Trung Quốc ngừng cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng cho các công ty vì Chính phủ Trung Quốc rất muốn khôi phục nền kinh tế càng sớm càng tốt. Các doanh nghiệp nhà nước đã được hướng dẫn để tiếp tục hoạt động và yêu cầu tất cả các nhân viên trở lại làm việc. Mặc dù các lệnh này có thể bị chống lại trong một số trường hợp, nhiều người cho rằng nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì có thể sẽ có ít yêu cầu về sự kiện bất khả kháng hơn từ các công ty Trung Quốc.

4. ĐỀ XUẤT THIẾT THỰC CHO KHÁCH HÀNG

Để chuẩn bị cho các tình huống khác nhau khi tình hình vẫn tiếp tục diễn ra, chúng tôi khuyên khách hàng nên cân nhắc thực hiện các công việc sau một cách chủ động.

4.1 Xem lại hợp đồng của bạn để xác định xem hợp đồng đã bao gồm điều khoản về sự kiện bất khả kháng hay chưa, và nếu vậy:

  • Xem xét cẩn thận định nghĩa về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng đó để xác định xem có sự kiện rõ ràng nào kết hợp với các sự kiện như COVID-19 hay không, nếu không, liệu ngôn ngữ chung đã bao hàm được COVID-19 và hậu quả của nó hay chưa. Nếu còn nghi ngờ, tìm kiếm tư vấn pháp lý sớm trong quá trình này sẽ là 1 giải pháp hữu ích.
  • Xem xét các khía cạnh của hợp đồng có liên quan mà bạn không thể thực hiện và tự thỏa mãn rằng việc không thể thực hiện là do hậu quả (trực tiếp hoặc gián tiếp) của COVID-19 chứ không phải là một lý do khác.
  • Xem xét và rà soát những bước bạn đang thực hiện như một doanh nghiệp để tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu nhất mức có thể ảnh hưởng của COVID-19 đến lực lượng lao động của bạn và khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sẽ rất quan trọng nếu bạn có thể cho thấy bạn đã thực hiện tất cả các biện pháp hợp lý và tuân theo tất cả các hướng dẫn chính thức. Làm việc từ xa hoặc có một cấu trúc đội ngũ “sạch” có thể hữu ích trong tình huống này.
  • Xem xét hậu quả của một yêu cầu thành công về sự kiện bất khả kháng là gì.
  • Xem xét tài chính hoặc các tài liệu liên quan khác để xác định có bất kỳ quy định thông báo nào phải được tuân thủ liên quan đến các tuyên bố về sự kiện bất khả kháng dự kiến hoặc thực tế hay không.
  • Xác định xem bảo hiểm, chẳng hạn như bảo hiểm gián đoạn kinh doanh hoặc bảo hiểm cho sự kiện bất khả kháng, có thể chi trả cho bất kỳ tổn thất dự kiến nào không.

4.2 Khi các bên nhận được thông báo về sự kiện bất khả kháng

Một bên nhận được thông báo về sự kiện bất khả kháng cần kiểm tra cẩn thận để xác định:

  • Nó phù hợp với phạm vi đã quy định về trường hợp bất khả kháng hay không;
  • Quy trình đưa ra thông báo đã được tuân thủ hay chưa; và
  • Đã có các tài liệu hỗ trợ có liên quan hoặc thông tin được cung cấp chưa.
  • Bên liên quan đến các hợp đồng đối ứng (back-to-back contract) hoặc mạng lưới các hợp đồng liên quan sẽ cần phải tiếp cận một cách có chiến lược, xem xét tác động tổng thể của yêu cầu về sự kiện bất khả kháng đối với các nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng có liên quan.
  • Bên tham gia vào chuỗi các hợp đồng có liên quan cũng phải xem xét có nên đưa ra các thông báo bảo vệ của sự kiện bất khả kháng theo các hợp đồng được liên kết như một biện pháp bảo vệ hay không.
  • Khi các luật khác nhau chi phối các hợp đồng đối ứng, các cách hiểu khác nhau về sự kiện bất khả kháng theo các luật đó đòi hỏi phải được xem xét cẩn thận.

4.3 Các yêu cầu sự kiện bất khả kháng

  • Bên bị ảnh hưởng bởi sự bùng nổ của COVID-19 nên ghi lại các bước cần thực hiện để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
  • Bên muốn đưa ra yêu cầu về bất khả kháng nên xem xét cẩn thận cách thức sự kiện bất khả kháng được quy định, và hệ quả được cho của sự kiện.

Ví dụ, một bên có thể yêu cầu việc COVID-19 cấu thành sự kiện bất khả kháng, hoặc có thể dựa vào quy định giám sát của chính phủ hoặc sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc cung ứng lao động.

  • Một bên chỉ nên đưa ra yêu cầu bất khả kháng khi đã xem xét kỹ, bởi vì yêu cầu sai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả việc vi phạm hợp đồng hoặc phá vỡ hợp đồng. Trong trường hợp đó, bên còn lại có thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc chấm dứt hợp đồng.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan