Câu hỏi: Tôi là Hoàng Anh, ở Hà Nội. Tôi muốn mở một khách sạn. Xin hỏi tôi có phải đăng ký kinh doanh không? Nếu có thì tôi phải đăng ký theo hình thức nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì các khi tiến hành kinh doanh các chủ thể có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
"1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Xét thông tin bạn trình bày thì có thể nhận thấy bạn không thuộc trường hợp nêu trên. Vì vậy bạn muốn kinh doanh khách sạn thì bạn phải đăng ký kinh doanh. Do thông tin bạn nêu không rõ về mô hình kinh doanh, nên chúng rôi sẽ chia trường hợp cho bạn tham khảo như sau:
Thứ nhất, đối với hộ kinh doanh thường phù hợp với các trường hợp kinh doanh với quy mô nhỏ. Cụ thể, hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh cố định và pháp luật cũng giới hạn về số lượng nguồn nhân lực tức số lượng người lao động làm việc tại khách sạn tối đa không quá 10 người. Việc tiến hành đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình này thường phù hợp với quy mô kinh doanh lớn hơn so với hộ kinh doanh nêu trên. Mặc dù không tồn tại những hạn chế của hộ kinh doanh tuy nhiên quá trình thành lập và tổ chức, quản lý cũng như kiểm soát doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn. Theo đó, khi thành lập thì phải đăng ký kinh doanh ở Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Nhận lời mời trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành SB Law đã trao đổi một số nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp, những bất cập và phương hướng giải quyết. Bài phỏng vấn sẽ được phát trong chương trình Tâm Chấn, kênh tài chính kinh doanh VITV....