CÓ NGUY CƠ VỠ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

Nội dung bài viết

32,5% là số tiền hàng tháng mà mỗi doanh nghiệp đóng cho cơ quan bảo hiểm (gồm BHXH, BHYT và BHTN) trong đó doanh nghiệp chịu 22% và người lao động chịu 10,5% (chưa kể 2% phí công đoàn).

Đây là số tiền tương đối lớn đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, da giầy…, nhiều ông chủ có 10.000 công nhân thỉ chỉ đóng BH cho khoảng 3000.

Ngay cả nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ cũng muốn trốn đóng BH, quy định là nhân viên nào làm trên 1 năm mới đóng BHXH.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thu tiền BH của người lao động nhưng cũng không đóng, dùng tiền vào việc khác, dẫn tới nợ đọng BH, theo con số của cơ quan chức năng thì:

– Số nợ đến 31/8/2016 là 14.648,4 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH 9.976 tỷ đồng, nợ BHTN 565,8 tỷ đồng, nợ BHYT 4.106,6 tỷ đồng.

Để giải quyết tình trạng này, cơ quan BH sẽ tiến hành khởi kiện DN, tuy nhiên, quyền này đã được chuyển sang Liên đoàn lao động tỉnh để tiến hành.

Lần đầu tiên, Bộ luật hình sự 2015 đã có quy định về tội trốn đóng bảo hiểm (Điều 216) trong đó có quy định xử phạt tới 7 năm tù cho người vi phạm, tuy nhiên, Bộ luật này đã bị tạm dừng áp dụng, vì vậy, cơ chế xử lý hình sự là không thể.

Việc DN trốn không đóng bảo hiểm đang gây ảnh hưởng lớn tới người lao động, vì vậy, trong chương trình Bảo hiểm xã hội trong nhịp sống hiện đại kênh VTC1, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW và đại diện của BHXH Việt Nam đều đề xuất một cơ chế là Chính phủ cần ban hành một Nghị định để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi bị chủ sở hữu trốn đóng bảo hiểm, trong đó có quy định thủ tục và nguồn tài chính để thực hiện.

Cũng theo Luật BHXH và đại diện từ BHXH thì nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm là không được đặt ra vì quỹ được ngân sách nhà nước bảo hộ.

BHYT Việt Nam cũng đang đứng trước vấn đề bội chi vì nhiều cơ sở y tế đang lợi dụng chính sách của BH, tiến hành nhiều xét nghiệm không cần thiết cho một lần khám chữa của người bệnh, nguyên nhân là chúng ta chưa có một quy chuẩn xét nghiệm cho từng loại bệnh.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan