Có nên cho dịch vụ đòi nợ thuê thành một ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Nội dung bài viết

Quan điểm của anh về việc có cho dịch vụ đòi nợ thuê thành một ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Vì thực tế dịch vụ đòi nợ thuê hiện nay đã biến tướng, gây ra những vụ án nghiêm trọng, mất an ninh trật tự xã hội.

Trong đó hầu hết các vụ án liên quan đến đòi nợ thuê đều xuất phát từ dịch vụ tín dụng đen. Anh đánh giá việc này như thế nào?

Trả lời:

Trước hết, cần khẳng định lại theo quy định của pháp luật hiện nay, dịch vụ đòi nợ thuê đã là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, hiện nay đang có một số quan điểm cho rằng nên liệt kê dịch vụ đòi nợ thuê là là ngành nghề cấm kinh doanh bởi những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội. Đặc biệt hiện nay khi các dịch vụ tín dụng đen đang phát triển rộng rãi thì ngành nghề này càng có “đất” để hoạt động.

Mặc dù được quy định tại một số văn bản pháp luật nhưng dịch vụ đòi nợ thuê vẫn chưa được quy định chặt chẽ nên nhiều người có thể lợi dụng lỗ hổng để kinh doanh ngành nghề này bất hợp pháp. Khi nhắc đến đòi nợ thuê, đại đa số sẽ nghĩ đến việc đe dọa, hành hung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của con nợ. Chính vì điều đó mà nhiều quan điểm cho rằng nên cấm kinh doanh ngành nghề này. Thế nhưng khi chúng ta nhìn vào thực tế sẽ thấy, có cầu thì ắt sẽ có cung, khi những loại hình như tín dụng đen, cho vay nặng lãi còn hoạt động thì chắc chắn sẽ vẫn tồn tại đòi nợ thuê. Vậy nên thay vì cấm, theo tôi cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn với loại hình này.

Tại Việt Nam, quy định về ngành nghề này vẫn còn hết sức mới mẻ nên chúng ta cần học hỏi từ các nước bạn, dựa trên tình hình thực tiễn để có những thay đổi sao cho phù hợp nhất. Nhắc đến hoạt động đòi nợ hiện nay thì đa số là dùng vũ lực, vậy nên nếu muốn quản lý thì cần có cơ chế chặt chẽ hơn mà vẫn tuân thủ pháp luật. Ví dụ như phải có chứng chỉ hành nghề, có những quy định về hành vi cấm khi đòi nợ, khi đòi nợ xong phải có giấy tờ xác thực, …Bằng việc áp dụng cơ chế chặt chẽ thì Nhà nước không những quản lý được mà bổ sung được thêm ngân sách nhà nước.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan