Chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong kinh doanh, sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội trong Chương trình Hiểu đúng - Làm đúng về hành vi Chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong kinh doanh, sẽ bị xử lý như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Công ty "Sắc đẹp Toàn Cầu" đang chuẩn bị ra mắt một dòng sản phẩm nước uống giảm cân mới và lấy tên là Detoc - có thiết kế mẫu mã, tên gọi cũng như tính năng tương tự sản phẩm Detox của đối thủ cạnh tranh đã ra mắt trước đó một thời gian. Chính vì thế, công ty đối thủ đã kiện công ty Sắc đẹp Toàn Cầu là vi phạm luật cạnh tranh, gây nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm của 2 công ty khác nhau.

Luật sư tư vấn:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Tại Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm có:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

- Xâm phạm bí mật kinh doanh;

- Ép buộc trong kinh doanh;

- Gièm pha doanh nghiệp khác;

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Phân biệt đối xử của hiệp hội;

- Bán hàng đa cấp bất chính;

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo quy định của pháp luật.

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.

Như trong trường hợp này, công ty bạn ra mắt một dòng sản phẩm nước uống giảm cân mới và lấy tên là Detoc - có thiết kế mẫu mã, tên gọi cũng như tính năng tương tự sản phẩm Detox của đối thủ cạnh tranh đã ra mắt trước đó một thời gian. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai sản phẩm này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Do đó, không ít người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn.

=>Công ty bạn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà cụ thể ở đây là chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Điều 28 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi trên có thể bị xử phạt từ 50 triệu đến 100 triệu đồng, cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; …”.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan