Chế tài xử lý với cá nhân. tổ chức vi phạm quy định phòng dịch

Nội dung bài viết

Vừa qua, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW trả lời HTV, Đài truyền hình Hà Nội về chế tài xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch. Cụ thể bài phỏng vấn SB Law trân trọng gửi tới bạn đọc như sau:

Câu hỏi: Trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng chống dịch có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, về xử lý vi phạm hành chính:

Theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tùy từng hành vi mà sẽ bị áp dụng mức xử phạt khác nhau. Ví dụ:

* Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức).

* Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh(Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế".

* Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

- Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

* Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

- Mức phạt: Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

* Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh (Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

- Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

* Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết (Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

- Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

* Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh (Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

- Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).

Thứ hai, về xử lý hình sự:

Nếu xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm về phòng chống dịch có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tộilàm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS năm 2015 với mức hình phạt cao nhất là phạt tù 12 năm.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ,...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

Nguồn ảnh đại diện: Báo Tuổi trẻ

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan