Chế tài pháp luật với hành vi mê tín dị đoan.

Nội dung bài viết

Mê tín dị đoan là hiện tượng tâm lý khá phổ biến trong xã hội nước ta. Chính sự thiếu hiểu biết của người dân từ mê tín dị đoan đã tạo điều kiện cho các đối tượng xấu có cơ hội hoạt động. Và từ đây, nhiều hệ lụy khôn lường đã xảy ra, thậm chí trong nhiều trường hợp chính “lời phán” của “thầy” đã trực tiếp tước đi tính mạng của nhiều người mà hung thủ ra tay lại chính là người thân của họ.
Hiện nay, không có bất cứ “nhà ngoại cảm” nào được cấp phép, cũng như không có bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho họ hoạt động.
Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người tin tưởng và trông cậy vào khả năng không ai có thể kiểm chứng đó để tìm hài cốt của thân nhân. Và thực tế cũng cho thấy chưa có một nhà ngoại cảm nào phải chịu trách nhiệm (bồi thường thiệt hại, thậm chí cả về mặt hình sự) trước việc làm sai trái của mình.
Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, tiền bạc mà là vấn đề tâm linh, đạo đức con người, truyền thống đền ơn đáp nghĩa của người Việt Nam.
Thời gian qua, chuyên mục Bạn và Pháp luật nhận được nhiều thư và điện thoại của thính giả bày tỏ sự bức xúc trước việc các đối tượng tự xưng là nhà ngoại cảm lợi dụng lòng tin của mọi người để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Bên cạnh đó là những thắc mắc về quy định của pháp luật, chế tài xử ly những đối tượng hành nghề mê tín dị đoan. Chương trình hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn thính giả với sự tham gia đồng hành của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Luật SBLaw.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan