Chấm dứt hợp đồng với người lao động một cách vô cớ là vi phạm pháp luật

Nội dung bài viết

Bạn đọc hỏi: Tôi làm việc tại 1 công ty may mặc đã được 2 năm. Vừa qua, công ty này đã thay Giám đốc mới, không may người đó lại có hiềm khích cá nhân với gia đình tôi từ trước. Do đó, anh ta đã chấm dứt hợp đồng lao động với tôi và cho người khác vào làm mà không nói rõ lý do. Xin luật sư cho biết, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Đặng Ngọc Hải (Hải Phòng)

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

Chấm dứt hợp đồng với người lao động một cách vô cớ là vi phạm pháp luật ảnh 1
Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Theo thông tin bạn cung cấp, việc công ty bạn đang làm việc chấm dứt hợp đồng lao động với bạn một cách vô cớ là vi phạm pháp luật. Căn cứ Bộ luật Lao động, công ty này phải có trách nhiệm:

Nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Chấm dứt hợp đồng với người lao động một cách vô cớ là vi phạm pháp luật ảnh 2
Người lao động sẽ được bồi thường khi bị đuổi việc một cách vô cớ (Ảnh minh họa)

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, ngoài khoản tiền bồi thường tại mục 1 nêu trên công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Ngoài ra, công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại mục 1 nêu trên, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Link bài viết: https://anninhthudo.vn/cham-dut-hop-dong-voi-nguoi-lao-dong-mot-cach-vo-co-la-vi-pham-phap-luat-post442878.antd

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan