MÔ HÌNH CASHBACK TIỀM ẨN KHÔNG ÍT RỦI RO?

Nội dung bài viết

Liên quan đến việc sử dụng mô hình mua sắm hoàn tiền hay cashback, mới đây Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã lên tiếng cảnh báo về dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép của một số website, ứng dụng hoàn tiền. Về vấn đề này, Truyền hình Thông tấn đề nghị phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law để thông tin tới đông đảo người dân được biết:

How Does Redemption Cashback Work? - Fonehouse Blog

1/ Thưa ông, hiện nay xuất hiện nhiều website, trang thương mại điện tử hứa hẹn khi khách mua hàng sẽ được hoàn tiền (cashback) vào ví từ 80 đến 100%, thậm chí cao hơn và nếu mời bạn bè cùng tham gia còn có hoa hồng hậu hĩnh. Ông có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Thời gian gần đây, Cashback nổi lên ở nước ta như một xu hướng mua sắm thương mại điện tử hiện đại. Thực tế này là bởi vì càng ngày, số người mua sắm trực tuyến càng tăng và tăng rất nhanh, thành phần lại bao gồm rất nhiều người trẻ và có nhu cầu mua sắm cao. Cộng với đó là tâm lý muốn được lợi, ham rẻ của người mua sắm nên các ứng dụng như thế này cũng có một thị trường tiềm năng lớn và ngày càng nhiều ứng dụng như vậy ra đời. Nhiều ứng dụng mua sắm hoàn tiền khuyến khích thành viên tạo mạng lưới, chi trả thưởng, giao dịch bằng tiền ảo riêng nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro.


2/ Theo ông, thực chất của mô hình Ứng dụng hoàn tiền mua sắm này là gì? Đây có phải là những dấu hiệu cho thấy đây là mô hình kinh doanh đa cấp trái phép không thưa ông?

Trả lời:


Cashback là một hình thức mua sắm được hiểu là người mua hàng sẽ được hoàn lại một phần tiền khi mua sắm qua thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc ứng dụng mua hàng. Lý do để các nhà cung cấp dịch vụ hoàn tiền cho người tiêu dùng là muốn mở rộng hệ thống khách hàng, việc hoàn tiền là cách để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ; Hoàn lại một phần tiền hoa hồng cho khách khi họ mua sắm sản phẩm, dịch vụ khi giới thiệu cho người tiêu dùng khác.

Tuy nhiên, thời gian gần đây lại nổi lên một xu hướng kinh doanh mới lợi dụng hình thức cashback và biến tướng thành kinh doanh đa cấp trái phép.

Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

Hiện nhiều trang thương mại điện tử, ứng dụng internet được quảng cáo theo mô hình cashback với những lợi ích như giá trị hoàn tiền cho mỗi giao dịch lên tới từ 80-100% hoặc thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua. Nhưng câu hỏi là các ứng dụng có chiết khấu quá cao lấy tiền ở đâu để hoàn cho người sử dụng ứng dụng? Chính những website và ứng dụng này làm việc thiếu minh bạch, vậy nên có thể nhận thấy dấu hiệu của mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.

Một số web và ứng dụng không chỉ thực hiện hoàn thiện, chiết khấu cho người sử dụng mà còn có các mục đầu tư liên quan tới các loại tiền ảo. Thế nhưng thực tế là các loại tiền ảo không được pháp luật công nhận nên nếu có tranh chấp xảy ra thì người sử dụng ứng dụng cũng không được pháp luật bảo vệ, người sử dụng sẽ mất khoản tiền thật mà mình đã đầu tư.

Với mô hình kinh doanh đa cấp, “lấy của người sau trả cho người trước” thì đến khi những người sử dụng sau nạp tiền vào hệ thống ít hơn những người sử dụng trước đó, nguồn tiền không đủ trả cho những người có nhu cầu rút thì mô hình này sẽ sụp đổ. Ngoài ra, một số ứng dung thậm chí chỉ ghi nhận phần hoàn tiền trên hệ thống với con số cao, còn khi người sử dụng muốn rút ra thì quy trình khó khăn và tỉ lệ không được bao nhiêu.

Tuy nhiên, không phải ứng dung hoàn tiền nào cũng có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái pháp luật. Hiện nay, vẫn có một số ứng dụng là đối tác chính thức của các trang thương mại điện tử hoặc là đối tác trực tiếp của các của hàng, các thương hiệu hoặc các nhà cung cấp dịch vụ và thường có một số hoạt động. Trong trường hợp này, người tiêu dùng sẽ rất có lợi khi được mua sắm với mức giá hợp lý và tiết kiệm hơn còn các đơn vị còn lại thì lại có thể tìm kiếm thêm nhiều khách hàng. Người tiêu dùng cần phải cẩn thận khi lựa chọn ứng dụng để sử dụng, không nên tham gia vào các ứng dụng có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép nêu trên.

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan