CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM TIÊU THỤ TIỀN GIẢ

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW trả lời trên truyền hình quốc hội về vấn đề cảnh giác với tội phạm tiêu thụ tiền giả

Câu 1/ Hành vi sản xuất và tiêu thụ tiền giả sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 207 Bộ luật hình sự 2015 với khung phạt tù từ 5-12 năm. Vậy ông đánh giá như thế nào về chế tài xử lý hiện nay? Và theo ông đã đủ sức răn đe chưa?

Trả lời:

Chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất, tiêu thụ tiền giả được quy định chi tiết tại Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, theo đó:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do tính phức tạp của hành vi này cũng như sự ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội vì vậy hiện khung hình phạt đối với hành vi này là tương đối nghiêm khắc, có sức răn đe với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Mặc dù, đã có quy định xử phạt nhưng trong khâu quản lý để phát hiện tội phạm lại chưa được phát huy hiệu quả cũng như lợi nhuận thu về từ việc sản xuất, tiêu thụ tiền giả là rất cao. Điều này khiến cho các đối tượng bất chấp pháp luật, lợi dụng, qua mặt các cơ quan chức năng. Cụ thể, các đối tượng này có thể rao bán trên mạng khi mà hiện nay các mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và các lực lượng chức năng rất khó để có thể kiểm soát hết hàng triệu tài khoản, đặc biệt là các tài khoản ảo. Bên cạnh đó, họ có thể thực hiện trên nhiều kênh khác hay còn liên quan đến các đối tượng bên nước ngoài, tạo thách thức lớn đối với cơ quan quản lý.


Câu 2/ Theo ông, chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?

Trả lời:

Trước hết điều quan trọng nhất trong việc ngăn chặn tội phạm tiền giả là cải thiện trong khâu quản lý. Cụ thể, các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra cần phối hợp với ngành ngân hàng trong nước để làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, giáo dục tinh thần trách nhiệm, đồng thời trang bị kiến thức đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm, tành trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Cần nhận biết tiền thật, tiền giả đối với các cán bộ thu ngân, kho quỹ, tuyệt đối không để các tội phạm tiền giả lợi dụng móc nối đưa tiền giả vào ngân hàng, kho bạc. Các ngân hàng cần nâng cao cảnh giác và báo cơ quan điều tra trong trường hợp có nghi ngờ tiền giả.

Ngoải ra, do tính phức tạp và có yếu tố tội phạm nước ngoài nên ngoài quản lý nội bộ, cơ quan chức năng cũng cần phối hợp để phát hiện, ngăn chặn hoạt động vận chuyển tiền giả từ biên giới

Hơn nữa cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho người dân nâng cao cảnh giác và phân biệt tiền thật, giả để không trở thành nạn nhân cho các nhóm đối tượng này.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan