Có các ưu đãi hoặc lợi ích về thuế nào dành cho các doanh nghiệp năng lượng mặt trời tại Việt Nam không?
Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: được hưởng mức thuế TNDN ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (điểm b khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNCN 2008; điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
- Thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với:
+ Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho nước chưa sản xuất được, nhập khẩu phục vụ sản xuất trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
(khoản 11, khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016)
- Miễn, giảm tiền thuê đất: chủ dự án đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh năng lượng mặt trời sẽ được hưởng ưu đãi về miễn giảm, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (điểm c khoản 2 Phụ lục XXX; Điều 132 Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
- Không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đâu sẽ là cách hiệu quả nhất để tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam?
- Ngân hàng phát triển và cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA): Các ngân hàng phát triển như ADB và ECA đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ dự án năng lượng mặt trời, đặc biệt là trong việc hỗ trợ chi phí vốn và dịch vụ nhập khẩu.
+ Ưu điểm:
● Lãi suất thấp hơn các khoản vay thương mại
● Kỳ hạn vay dài
● Hỗ trợ rủi ro tín dụng hoặc bảo hiểm
● Thu hút thêm nguồn vốn quốc tế
+ Hạn chế:
● Yêu cầu bảo lãnh từ ngân hàng địa phương/ Chính phủ
● Các điều kiện ràng buộc khắt khe => tăng chi phí và thời gian thực hiện dự án
● Quy trình phê duyệt vốn kéo dài.
- Thị trường vốn nợ và nhà đầu tư quốc tế: phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường trong nước. Thu hút nhà đầu tư quốc tế nếu có sự bảo đảm của ngân hàng địa phương về các lựa chọn thanh toán.
=> Hạn chế:
- Thị trường vốn nợ trong nước còn nhỏ, thiếu tính thanh khoản cao.
- Rủi ro tỷ giá nếu huy động vốn bằng ngoại tệ.
- Liên doanh địa phương và quốc tế: nhận hỗ trợ tài chính và được chuyển giao công nghệ và kiến thức chuyên môn từ các công ty quốc tế, hỗ trợ các công ty trong nước trong việc huy động vốn từ các ngân hàng phát triển đa phương, như ADB.
=> Hạn chế: phức tạp trong kiểm soát, quản lý và phân chia lợi ích giữa các bên.
- Chính sách hỗ trợ và bảo lãnh từ chính phủ và ngân hàng địa phương: giảm thiểu rủi ro, khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia. Các chính sách ưu đãi và bảo lãnh hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ tạo sự ổn định cho các nhà tài trợ và tăng sức hấp dẫn cho các dự án. Tuy nhiên khung pháp lý còn chưa hoàn thiện, không ổn định và có thể thay đổi.