SBLAW trân trọng giới thiệu bài lược dịch "Revised regulations on copyright" đăng trên Tạp chí Vietnam Law & Legal Forum của Luật sư Phạm Duy Khương - Công ty Luật TNHH SB LAW.
Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết:
Ngày 23 tháng 02 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2018 và thay thế Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP (Nghị định 100).
So với Nghị định 100, Nghị định mới có một số quy định mới nổi bật về quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan (GCN), sửa đổi và cấp lại CCR và vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Thủ tục đăng ký, sửa đổi hoặc cấp lại GCN
Về các thủ tục này, những thay đổi quan trọng nhất là chỉ có Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mới có quyền nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Quy định mới đã bãi bỏ quyền này của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Tuy nhiên, thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi GCN trong Nghị định mới lại không rõ ràng. Theo Nghị định 100, tên của cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các thủ tục này là rõ ràng – Cục Bản quyền tác giả Việt Nam. Nghị định mới quy định là “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả)” có thể dẫn tới sự nhầm lẫn về thẩm quyền của Cục Bản quyền tác giả và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho đến khi một văn bản hướng dẫn được ban hành.
Một quy định mới khác là về thời hạn để cấp lại hoặc đổi GCN. Theo đó, thời hạn để hoàn thành các thủ tục là 07 ngày làm việc đối với việc cấp lại GCN và 12 ngày làm việc đối với việc cấp đổi GCN kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Nhìn chung, quy định mới đã được sửa đổi một chút trong các quy định của Nghị định 100 về vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, để giải quyết những vấn đề có thể nảy sinh trong việc thực hiện các tổ chức này trong việc bảo vệ và thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan, đặc biệt trong việc thu và phân chia tiền nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vất chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan lại nảy sinh nhiều điểm khác biệt trong quan điểm và mối quan tâm về việc lạm dụng quyền hạn của các tổ chức này.
Theo Nghị định mới, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được yêu cầu xây dựng Biểu mức của họ về tiền nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vất chất khác được áp dụng để thu tiền nhuận bút và tiền thù lao từ các chủ thể dự định sử dụng các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam.
Tiền nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vật chất khác phải được thỏa thuận giữa chủ sở hữu bản quyền / chủ sở hữu quyền liên quan và các chủ thể quan tâm đến việc sử dụng tác phẩm được bảo hộ của họ nhằm mục đích giới hạn sự khác biệt giữa các bên này trong khi đàm phán, Nghị định mới cũng quy định các nguyên tắc xác định tiền nhuận bút và tiền thù lao như sau:
- Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.
- Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.
- Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tại Việt Nam được yêu cầu phải liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng. Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thậm chí trong trường hợp tổ chức, cá nhân muốn sử dụng tác phẩm tại Việt Nam đã liên lạc thành công với tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, họ vẫn được yêu cầu thông báo dự định của họ trên các phương tiện truyền thông. Đây là một nghĩa vụ mới của người có dự định sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình. Những người không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị coi là người vi phạm bản quyền và quyền liên quan. Cần có thêm hướng dẫn về loại phương tiện truyền thông nào có thể được sử dụng để thông báo công khai.
Nhằm minh bạch hơn nữa hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, quy định mới đã quy định những nghĩa vụ mới cho tổ chức này. Theo đó, các tổ chức này phải công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức mình về tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tên tác phẩm, tên đối tượng quyền liên quan và phạm vi ủy quyền. Ngoài ra, các tổ chức này còn được yêu cầu xây dựng trang thông tin điện tử, kết nối với cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan và các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Hệ thống cơ sở dữ liệu quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức này phải được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
Một sự thay đổi nhỏ nhưng quan trọng trong các quy định về quyền tài sản
Sự thay đổi này liên quan đến việc định nghĩa quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Theo Điều 23 của Nghị định 100 thì “biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình”. Trong khi đó, Điều 21 của Nghị định mới quy định rằng “Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được”.
Quy định mới phản ánh một sự thay đổi trong quan điểm của cơ quan quản lý phụ trách bản quyền và các quyền liên quan để thích ứng với những tiến bộ của công nghệ cho phép bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có thể thực hiện tác phẩm có bản quyền tới công chúng ở bất cứ nơi nào bao gồm văn phòng hoặc nhà họ. Sự thay đổi này rất quan trọng để bảo vệ và thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường mạng.
Những thay đổi nói trên, được mong đợi sẽ giúp giải quyết những khó khăn và tranh chấp trong việc bảo vệ và thực thi quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam.